GIỚI THIỆU KHOA CÔNG TRÌNH

 

1. Lịch sử:

      Ngay từ khi thành lập năm 1959, Học viện Thủy lợi điện lực (nay là trường đại học Thủy lợi) đã đào tạo các chuyên ngành của ngành công trình. Tiền thân của khoa Công trình là khoa Thủy công Thủy điện được thành lập năm 1966. Đến năm 1985 sát nhập với bộ phận Thi công của khoa Thi công Thiết bị và lấy tên là khoa Công trình thủy lợi.

      Ngày 22 tháng 02 năm 2007, hiệu trưởng trường đại học Thủy lợi đã ký quyết định số 107/QĐ-ĐHTL-TCCB về việc đổi tên một số khoa, ban trong trường, trong đó khoa Công trình thủy lợi được đổi tên thành khoa Công trình, tên tiếng Anh là Faculty of Civil Engineering

      Sau hơn 50 năm xây dựng và phát triển, khoa Công trình luôn là một đơn vị mạnh về giáo dục đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ của trường đại học Thủy lợi. Khoa Công trình là địa chỉ tin cậy của hang vạn sinh viên và phụ huynh, là đối tác nhiều tiềm năng của các doanh nghiệp sản xuất cũng như các cơ quan quản lý và các đơn vị khoa học – công nghệ trong cả nước.

      Thành tích đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất của khoa được ghi nhận thông qua các danh hiệu: Huân chương lao động hạng Ba năm 2004; Huân chương lao động hạng Hai năm 2011; nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; bằng khen của Bộ Nông nghiệp & PTNT; 2 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và 30 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

      Chuẩn mực và sáng tạo là những giá trị truyền thống của khoa Công trình, luôn được các thế hệ cán bộ, giáo viên và sinh viên gìn giữ và phát huy.

2. Nhiệm vụ và mục tiêu phát triển:

2.1. Nhiệm vụ:

      Là một một trong những khoa chủ chốt của trường đại học Thủy lợi, khoa Công trình có nhiệm vụ đào tạo các cán bộ kỹ thuật ngành công trình xây dựng từ bậc cao đẳng đến tiến sĩ để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; kết hợp thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ và phục vụ sản xuất trong phạm vi cả nước.

2.2. Mục tiêu phát triển:

      Đến năm 2023 thực hiện nhất thể hóa khoa Công trình và viện Kỹ thuật công trình thành Viện Công trình có đủ chức năng đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế. Xây dựng một số chương trình đào tạo đạt trình độ quốc tế. Phấn đấu đưa Viện Công trình thành một đơn vị đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ mạnh ở tầm quốc gia và khu vực.

3. Đào tạo:

3.1. Các cấp đào tạo:

      - Tiến sĩ

      - Thạc sĩ

      - Đại học

      - Liên thông Cao đẳng – Đại học.

3.2. Các ngành đào tạo:

a)      Đào tạo Tiến sĩ – có các chuyên ngành:

-          Kỹ thuật xây dựng công trình thủy;

-          Địa kỹ thuật xây dựng;

-          Quản lý xây dựng;

-          Cơ học vật rắn;

b)      Đào tạo Thạc sỹ - có các chuyên ngành:

-          Kỹ thuật xây dựng công trình thủy;

-          Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp;

-          Địa kỹ thuật xây dựng;

-          Quản lý xây dựng.

-          Công trình thủy bền vững (đào tạo bằng tiếng Anh - hợp tác với ĐH Liege - Vương quốc Bỉ)

c)      Đào tạo Kỹ sư – có các ngành:

-          Kỹ thuật xây dựng, gồm các chuyên ngành: Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp; Địa kỹ thuật và công trình ngầm

-     Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, với các chuyên ngành: Kỹ thuật công trình thủy; Công trình Cảng Đường thủy; Thủy điện và công trình năng lượng; Kỹ thuật biển công trình biển; Quản lý biển và đới bờ

-     Công nghệ kỹ thuật xây dựng

-      Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: với các chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng đường bộ và sân bay; Kỹ thuật xây dựng cầu hầm.

-     Kỹ thuật xây dựng – chương trình tiên tiến, hợp tác với Đại học Arkansas (Hoa Kỳ), bắt đầu mở từ năm 2010 với các chuyên ngành: Công trình Giao thông; Công trình thủy; Quản lý xây dựng; Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Kỹ thuật môi trường; Địa kỹ thuật.

d)      Đào tạo liên thông cao đẳng – đại học: ngành kỹ thuật công trình xây dựng.

3.3. Đội ngũ giảng viên:

 Hiện nay Khoa công trình đã có một đội ngũ Cán bộ khoa học đông đảo về số lượng và tiên tiến về chất lượng với 05 Nhà giáo nhân dân, 30 Nhà giáo ưu tú, 7 Giáo sư, 18 Phó giáo sư, 50 Tiến sĩ, 11 Thạc sĩ và 41 giảng viên đang làm NCS ở trong và ngoài nước. Trong số các giảng viên có trình độ tiến sĩ của Khoa thì khoảng 80% là học tiến sĩ ở nước ngoài nên trình độ ngoại ngữ tương đối tốt, các giảng viên có thể nghiên cứu, viết báo và tham gia các hội thảo, nghị quốc tế sử dụng tiếng Anh.

3.4. Tổng số sinh viên, học viên cao học, NCS hiện đang theo học

 - Sinh viên đại học hệ chính quy: 2688 sinh viên;

 - Học viên cao học:  922 học viên;

 - Nghiên cứu sinh: 47 NCS.

      Số lượng tuyển sinh và nhập học năm 2018 và 2019:

 - Học viên cao học: 364 học viên;

 - Sinh viên đại học: ngành kỹ thuật công trình xây dựng: 300 sinh viên; ngành kỹ thuật công trình thủy: 200 sinh viên; ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng: 140 sinh viên;

- Liên thông Cao đẳng – Đại học: 37 sinh viên.

4. Hoạt động khoa học công nghệ:

Hợp tác, xây dựng và phát triển lĩnh vực công nghệ thủy lợi, thủy điện là những lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn và truyền thống của Khoa. Các hướng phát triển một số lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn truyền thống trong Tính toán, dự báo, thiết kế công trình thủy lợi; Ứng dụng công nghệ và vật liệu mới trong xây dựng công trình thủy lợi, giao thông; Rủi ro thiên tai và sự cố công trình; Kết cấu mới trong lĩnh vực xây dựng, giao thông, thủy lợi; Thủy động lực sông, biển và ổn định cửa sông và các tuyến luồng đường thủy; An toàn hồ đập; Công nghệ xử lý nền đất yếu, gia cường công trình đất ...

Lĩnh vực hoạt động sản xuất: Khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, giám sát thi công, giám định chất lượng công trình, thẩm tra dự án, thẩm tra thiết kế các công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông, xây dựng dân dụng trong phạm vi cả nước.

 

5. Hợp tác quốc tế:

      Khoa và các bộ môn trong Khoa có quan hệ hợp tác về đào tạo, trao đổi học thuật, hợp tác nghiên cứu với nhiều trường đại học Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Lào, Campuchia, Australia, Bỉ, Hà Lan, Pháp, v.v…

 

   0   Tổng số:
  Gửi ý kiến phản hồi
883