Bộ môn Xây dựng dân dụng và Công nghiệp

  1. Giới thiệu chung

Bộ môn Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp có 12 giảng viên trong biên chế bao gồm 10 giảng viên cơ hữu tại Hà Nội và 02 giảng viên cơ hữu tại Cơ sở 2 (Thành phố Hồ Chí Minh).

 

  1. Danh sách giảng viên và cộng tác viên

TT

Họ và tên

Chức vụ

Địa chỉ email

1

PGS. TS. Nguyễn Anh Dũng

Phó Trưởng Khoa

dung.kcct@tlu.edu.vn

2

TS. Nguyễn Ngọc Thắng

Trưởng Bộ môn

thangnn@tlu.edu.vn

3

TS. Tạ Văn Phấn

Phó Trưởng Bộ môn

phantv@tlu.edu.vn

4

TS. Nguyễn Duy Cường

Giảng viên

cuongnd@tlu.edu.vn

5

TS. Chu Tuấn Long

Phó Trưởng Bộ môn

longct@tlu.edu.vn

6

TS. Bùi Sĩ Mười

Giảng viên

muoibs@tlu.edu.vn

7

ThS. Phạm Thu Hiền

Giảng viên

hienpt@tlu.edu.vn

8

ThS. Đoàn Xuân Quý

Giảng viên

quydx@tlu.edu.vn

9

ThS. Nguyễn Văn Thắng

Giảng viên

thangnv@tlu.edu.vn

10

ThS. Nguyễn Thị Thanh Thúy

Giảng viên

thuynt@tlu.edu.vn

11

TS. Lê Trung Phong

Giảng viên (Cơ sở 2)

phonglt@tlu.edu.vn

12

GV. Nguyễn Vĩnh Sáng

Giảng viên (Cơ sở 2)

sangnv@tlu.edu.vn

 

 

 

 

 

  1. Các hướng nghiên cứu

- Kết cấu nhà cao tầng,

- Kết cấu bê tông ứng suất trước căng trước, căng sau,

- Kết cấu thép, kết cấu thép thành mỏng và kết cấu liên hợp thép – bê tông,

- Phân tích kết cấu chịu tải trọng động đất và thiết kế kháng chấn,

- Công trình chịu lửa,

- Vật liệu bê tông, kim loại và vật liệu composites,

- Công nghệ xây dựng nhà nhiều tầng,

- Bảo trì công trình xây dựng DD&CN,

- Sửa chữa và gia cường kết cấu.

  1. Danh sách các đề tài nghiên cứu

Các giảng viên Bộ môn là Chủ nhiệm, thành viên của nhiều đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp Bộ, cấp Cơ sở:

TT

Họ và tên

Tên đề tài nghiên cứu

Cấp đề tài

1

GS.TS Nguyễn Tiến Chương, chủ trì

Nghiên cứu Hướng dẫn thiết kế kết cấu sàn bê tông ứng suất trước căng sau

Cấp Bộ, 2017-2018

2

TS. Tạ Văn Phấn,

Nghiên cứu các giải pháp quản lý xây dựng công trình ngầm đô thị tại Hà Nội

Cấp Bộ, 2017-2018

3

TS. Tạ Văn Phấn

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số nội dung được quan tâm trong hoạt động quản lý xây dựng và phát triển đô thị, đề xuất biện pháp xử lý.

Cấp Bộ, 2017-2018

4

TS. Tạ Văn Phấn

Nghiên cứu sử dụng Metakaolin trong nước để sản xuất bê tông trang trí

Cấp Bộ, 2014-2015

5

TS. Nguyễn Anh Dũng, chủ trì

Nghiên cứu ứng dụng thiết bị cách chấn đáy có độ cản cao áp dụng cho nhà cao tầng chịu động đất ở Việt Nam

Cấp Cơ sở, 2017-2018

6

TS. Tạ Văn Phấn, chủ trì

Nghiên cứu các giải pháp quản lý xây dựng công trình ngầm đô thị tại Hà Nội

Cấp Cơ sở, 2017-2018

7

ThS. Nguyễn Thị Thanh Thúy, chủ trì

Nghiên cứu ứng xử của nút biên khung bê tông cốt thép (BTCT) ở Việt Nam dưới tác động của tải trọng động đất thông qua mô hình thực nghiệm.

Cấp Cơ sở, 2017-2018

8

TS. Nguyễn Anh Dũng, chủ trì

Các phương pháp bảo trì chung cư cao tầng ở Việt Nam

Cấp Cơ sở, 2016-2017

 

  1. Cơ sở vật chất

Bộ môn XDDD&CN quản lý Văn phòng Bộ môn tại nhà A1, Văn phòng Trung tâm tư vấn XDDD&CN tại nhà B5, sử dụng các thiết bị máy móc tại các phòng TN thuộc khoa Công trình tại Cơ sở Hà Nội (175 Tây Sơn) và trực tiếp quản lý PTN tại Cơ sở đào tạo tại Khu Đại học Phố Hiến, Hưng Yên.

  1. Các môn học

TT

Tên môn học

Tóm tắt nội dung môn học

1

Đồ án BTCT dân dụng

Vận dụng kiến thức đã học trong môn học Kết cấu BTCT để thiết kế bản sàn BTCT toàn khối bao gồm : bản sàn, dầm phụ, dầm chính. Trên cơ sở mặt bằng sàn đã cho, sinh viên xác định chiều dày bản, tính toán tải trọng và nội lực, tính toán và bố trí cốt thép cho bản. Với dầm phụ, dầm chính : chọn kích thước, tính toán tải trọng và 2 nội lực cho dầm (biểu đồ bao M và Q ); tính toán và bố trí cốt thép cho các tiết diện, vẽ biểu đồ vật liệu. Đồ án được thực hiện theo tiêu chuẩn mới nhất về KC bê tông cốt thép – 5574-2012 và dự thảo tiêu chuẩn – TCVN 5574-2017

2

Kết cấu nhà BTCT

Môn học gồm 6 chương giới thiệu về khái niệm, nguyên lý thiết kế, phương pháp tính toán, tải trọng và cấu tạo các bộ phận của nhà bê tông cốt thép một tầng và nhiều tầng, thi công toàn khối và lắp ghép. Tính toán và cấu tạo các bộ phận kết cấu của nhà khung bê tông cốt thép

3

Đồ án kết cấu nhà BTCT

Môn học giới thiệu cho sinh viên về cấu tạo, các bộ phận nhà khung BTCT toàn khối (và/hoặc lắp ghép) hướng dẫn sinh viên trình tự thiết kế một khung ngang của nhà khung BTCT bao gồm: xác định hệ chịu lực của nhà khung toàn khối theo các số liệu đã cho, lập sơ đồ tính toán khung, xác định nội lực và tổ hợp nội lực, 2 tính toán, cấu tạo và thể hiện thép khung; Vận dụng các kiến thức của môn học kết cấu nhà bê tông cốt thép và dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sinh viên làm đồ án theo số liệu được giao, trình bày và thể hiện các nội dung đã làm vào thuyết minh và bản vẽ để nộp bảo vệ. Đồ án được thực hiện theo tiêu chuẩn mới nhất về KC bê tông cốt thép – 5574-2012 và dự thảo tiêu chuẩn TCVN 5574-2017.

4

Kết cấu nhà thép

Môn học kết cấu nhà thép đưa ra khái niệm, nguyên lý thiết kế, phương pháp tính toán, tải trọng tác dụng và các chi tiết liên kết các công trình nhà công nghiệp, nhà nhịp lớn và nhà nhiều tầng bằng thép

5

Đồ án kết cấu nhà thép

Môn học yêu cầu mỗi sinh viên thiết kế các bộ phận chịu lực chính của một nhà công nghiệp bằng thép. Bao gồm các bước: Bố trí mặt bằng kết cấu, hệ giằng, phương án kết cấu khung chịu lực; Chọn kích thước cấu kiện; Tính toán tải trọng tác dụng lên công trình; Lập sơ đồ tính toán; Tính toán nội lực các cấu kiện; Thiết kế các cấu kiện và chi tiết liên kết; Thể hiện trên bản vẽ A1

6

Kết cấu BT ứng suất trước

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về thiết kế kết cấu bêtông ứng suất trước: nguyên lý ứng suất trước; vật liệu và sự làm việc của kết cấu bê tông ứng suất trước; phương pháp tính toán và cấu tạo bêtông ứng suất trước; thiết kế các cấu kiện cơ bản bêtông ứng suất trước

7

Kết cấu liên hợp thép – bê tông

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về kết cấu liên hợp thép – bê tông; các nguyên lý tính toán và cấu tạo các cấu kiện cơ bản sàn, dầm, cột theo tiêu chuẩn Eurocode 4

8

Kết cấu BTCT đặc biệt

Môn học giới thiệu cho sinh viên về cấu tạo, các bộ phận kết cấu của các công trình đặc biệt bằng bêtông cốt thép như mái vỏ trụ, mái vỏ tròn xoay, bể chứa chất lỏng, bunke, silô và tường chắn đất. Bên cạnh đó môn học còn giới thiệu và giúp cho sinh viên nắm bắt được các khái niệm, tải trọng tác động, phương pháp tính toán của các công trình đặc biệt bằng bêtông cốt thép

9

Kết cấu Thép đặc biệt

: Giới thiệu, phân loại các công trình đặc biệt bằng thép; nguyên lý thiết kế, cấu tạo và phương pháp tính toán một số loại kết cấu thép : kết cấu thép bản, kết cấu tháp trụ, kết cấu thép ứng suất trước…

10

Kết cấu nhà nhiều tầng

Môn học cung cấp cho sinh viên: các khái niệm cơ bản, phân loại, đặc điểm kết cấu và thiết kế kết cấu nhà nhiều tầng; các nguyên tắc cơ bản về tính toán kết cấu; các sơ đồ tính và mô hình tính toán. Bên cạnh đó sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về tính toán các cấu kiện cơ bản của nhà nhiều tầng: cột, vách BTCT, dầm chịu xoắn

11

Cơ sở thiết kế kết cấu và nền móng

 

12

Sửa chữa và gia cường kết cấu

Môn học hướng dẫn sinh viên các bước thí nghiệm, kiểm định và đánh giá chất lượng kết cấu công trình. Từ đó đưa ra các biện pháp sửa chữa hư hỏng kết cấu cũng như gia cường thêm cho kết cấu theo mục đích sử dụng của công trình.

13

Tin học ứng dụng trong thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp

Môn học gồm hai phần chính với nội dung giới thiệu về hai phần mềm Etabs và MS Excel và ứng dụng của hai phần mềm này trong việc tính toán và thiết kế các công trình Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp. Môn học giúp sinh viên có đủ kiến thức và kỹ năng sử dụng phần mềm Etabs để mô hình hóa tính toán nội lực, thiết kế kết cấu các công trình nhà nhiều tầng; Ứng dụng 2 phần mềm Excel để tự lập các bảng tính thiết kế các cấu kiện cơ bản dầm, cột, sàn, … theo các tiêu chuẩn hiện hành

14

Cơ sở thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp

Môn học cung cấp các cơ sở thiết kế kết cấu và nền móng công trình phù hợp với hệ thống quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam

15

Tin học ứng dụng AutoCAD

 

16

Thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật công trình dân dụng và công nghiệp

Thời gian thực tập sinh viên cần tìm hiểu các nội dung chính sau: (1)Tìm hiểu về nơi thực tập: quy mô, cấu trúc tổ chức nhân lực, hướng phát triển và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (2) Thực tập chuyên môn: Tìm hiểu về công trình thực tập (dự án đang thực hiện) với các nội dung: giải pháp kiến trúc, giải pháp kết cấu của công trình, tính toán kết cấu các cấu kiện; công nghệ và tổ chức thi công, biện pháp an toàn trên công trường; quy mô của 1 dự án, đặc điểm và các vấn đề tổ chức 1 dự án từ quản lý dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu…

17

Đồ án tốt nghiệp

Sinh viên tổng hợp và vận dụng kiến thức đã học để thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên, thiết kế một công trình ở mức độ phức tạp trung bình, bao gồm hoàn thiện thiết kế kiến trúc, thiết kế kết cấu, nền móng, biện pháp kỹ thuật thi công và tổ chức xây dựng công trình.

18

Kết cấu công trình

Môn học gồm 8 chương giới thiệu về khái niệm, nguyên lý thiết kế, cấu tạo và phương pháp tính toán các loại kết cấu công trình bao gồm: các cấu kiện chịu lực cơ bản; kết cấu dầm, sàn, cột, móng, cầu thang và kết cấu thép, kết cấu khối xây gạch đá

19

Công nghệ xây dựng nhà

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức Tổng quan về công nghệ xây dựng nhà hiện nay, công nghệ thi công móng và phần ngầm, công nghệ thi công phần thân nhà dân dụng, công nghệ thi công lắp ghép nhà dân dụng và công nghiệp.

20

Nhập môn thiết kế nhà và công trình dân dụng

Môn học cung cấp cho sinh viên: khái niệm, phân loại các bộ phận của các loại nhà và công trình; nguyên lý thiết kế cơ bản kết cấu nhà và công trình; nội dung, phương pháp tính toán cơ bản, cấu tạo các bộ phận và kết cấu nhà và công trình

21

Công nghệ xây dựng nhà nhiều tầng

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức Tổng quan về công nghệ xây dựng nhà nhiều tầng, Công nghệ thi công móng và phần ngầm nhà nhiều tầng, Công nghệ thi công phần thân nhà nhiều tầng

  1. Sách xuất bản

- Kết cấu ứng suất trước căng sau, GS.TS Nguyễn Tiến Chương, Nhà xuất bản xây dựng – Hà Nội - 2010;

- Phân tích kết cấu nhà nhiều tầng, GS.TS Nguyễn Tiến Chương, Nhà xuất bản xây dựng – Hà Nội – 2015.

- Cơ sở thiết kế công trình chịu động đất - TS. Nguyễn Anh Dũng, Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội - Hà Nội - 2018

- Giải pháp sử dụng gối cách chấn trong công trình chịu động đất - TS. Ngô Văn Thuyết - TS. Nguyễn Anh Dũng, Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội - Hà Nội - 2019.

 

  1. Hợp tác

Bộ môn Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp có mối quan hệ hợp tác với nhiều đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế.

Trong nước:

- Với các trường đại học: Trường Đại học xây dựng, Đại học Kiến trúc, Trường Đại học điện lực, …

- Với các viện: Viện Khoa học và Công nghệ Xây dựng (IBST), Viện Kỹ thuật Công trình,…

- Với các công ty: Công ty CP tư vấn, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới (Vinaconex R&D), …

Nước ngoài:

  1. Liên hệ

Bộ môn Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp - Phòng 420, tầng 4, nhà A1,

Trường Đại học Thủy lợi, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (+84) (024) 35.64.30.84,

Fanpage : https://www.facebook.com/bmxdddtlu/

   0   Tổng số:
  Gửi ý kiến phản hồi
651