BIM và “Xây dựng thông minh” giai đoạn cách mạng 4.0

BIM (Building information modeling – Mô hình thông tin công trình) đang biến ước mơ “xây dựng thông minh” ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung dần trở thành hiện thực.

BIM đang nối ngành xây dựng đến cách mạng công nghiệp 4.0 thông qua các hoạt động tự động hóa, kết nối và trao đổi dữ liệu qua internet trong hoạt động xây dựng. BIM góp phần đưa lĩnh vực xây dựng lên tầm cao mới với phương thức làm việc thay đổi để nâng cao hiệu quả và năng suất lao động cho các bên tham gia.

Đầu tiên, ứng dụng BIM trong lĩnh vực xây dựng sẽ tạo ra bộ hồ sơ công trình ở dạng mô hình 3D trực quan, sinh động và đáp ứng cơ bản chính xác mong muốn của các bên tham gia dự án. BIM giúp các bên liên quan hiểu đúng, hiểu rõ và hiểu nhanh hơn về dự án của mình.

Chúng ta có thể thấy hình ảnh trên đây là một dự án điển hình: nếu sử dụng cách thức làm việc truyền thống thì hồ sơ công trình sẽ là các tập bản vẽ 2D mà người xem phải có những kiến thức nhất định để tưởng tượng ra công trình mà mình đang xem. Tuy nhiên, nếu ứng dụng BIM thì hồ sơ công trình sẽ được thể hiện dưới dạng mô hình 3D với đầy đủ màu sắc giống như thực tế và người xem sẽ dễ dàng hiểu được.

Sau nữa, ứng dụng BIM trong lĩnh vực xây dựng sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng hồ sơ công trình thông qua các hoạt động ứng dụng công nghệ tin học để tự động hóa các khâu sản xuất, kết nối và chia sẻ dữ liệu trong toàn bộ vòng đời dự án.

Cuối cùng, BIM là một công nghệ mới có ảnh hưởng lớn đến tất cả các khâu trong hoạt động xây dựng, đặc biệt làm thay đổi các phương thức sản xuất, quản lý xây dựng, vận hành và bảo trì công trình.

Hiện nay, luật xây dựng đã đề cập ứng dụng BIM trong lĩnh vực xây dựng và Thủ tướng chính phủ đã khuyến khích, thí điểm ứng dụng BIM vào một số dự án xây dựng kể từ 2018 và yêu cầu yêu cầu bắt buộc ứng dụng BIM trong các hoạt động xây dựng ở Việt Nam kể từ năm 2021 bằng việc ký Quyết định số 2500/QĐ- TTg ngày 22/12/2016. Bộ Xây dựng cũng đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ này.

Cách mạng công nghiệp 4.0 và các xu hướng phát triển mới trong lĩnh vực xây dựng đã đặt các cơ sở đào tạo nguồn nhận lực cho ngành xây dựng trước nhiều thách thức lớn. Khoa Công trình đã tiên phong nghiên cứu và ứng dụng BIM vào hoạt động sản xuất tại Viện kỹ thuật công trình để đáp ứng hoạt động đào tạo nguồn nhân lực và yêu cầu của xã hội - “xây dựng thông minh” trong tương lai.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng lĩnh vực xây dựng trong tương lai sẽ có nhiều thay đổi và đặc biệt là có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực “xây dựng thông minh”. Họ không những phải có kiến thức, trình độ chuyên môn tốt mà còn phải có kỹ năng về ứng dụng công nghệ BIM cho công việc của mình – điều mà nguồn nhân lực hiện nay chưa đáp ứng được.

Hãy đến với Khoa Công trình chúng tôi, bạn sẽ có được công việc tốt trong lĩnh vực “xây dựng thông minh” không xa!