Đảm bảo an toàn hệ thống đê điều trong phòng, chống giảm nhẹ thiên tai và đáp ứng phát triển kinh tế-xã hội thích ứng với tình hình mới

Sáng 8/12, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thắng tham gia tham luận tại hội nghị “Tập huấn kỹ thuật hộ đê, phòng chống lụt bão cho lực lượng chuyên trách quản lý đê điều các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2021” do Tổng cục phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 114 điểm cầu với 600 cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyên trách quản lý đê điều trực thuộc 21 tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt tham

Qua thực tế công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả lụt, bão gây ra nhiều năm qua cho thấy, nhiệm vụ của lực lượng quản lý đê có vai trò rất quan trọng, là lực lượng trực tiếp chỉ đạo triển khai xử lý sự cố đê ngay từ giờ đầu, hạn chế được thiệt hại do lũ, bão gây ra; kiểm tra ngăn chặn xử lý vi phạm pháp luật về đê điều gây ảnh hưởng đến thoát lũ, đảm bảo an toàn đê điều. Do vậy, công tác tập huấn kỹ thuật hộ đê để chủ động, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, lũ bão, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều là rất cần thiết… nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu giữ đê an toàn, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhà nước và nhân dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế, xã hội. Năm 2021 mặc dù không có lũ lớn trên các tuyến sông có đê, nhưng hệ thống đê điều cũng đã xảy ra trên 70 sự cố, trong đó có những sự cố nghiêm trọng uy hiếp đến an toàn đê như: sự cố sạt lở đê tả Thao, tỉnh Phú Thọ; sạt lở kè Nghi Xuyên, đê tả Hồng, tỉnh Hưng Yên; nứt đê nghiêm trọng tại tuyến đê tả Đáy, thành phố Hà Nội; sụt lún đê hữu Đáy, tỉnh Ninh Bình…

 

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục phòng, chống thiên tai, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai Phạm Đức Luận khai mạc hội nghị.

Tham gia hội nghị, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thắng - Trưởng khoa Công trình, Viện trưởng viện Kỹ thuật công trình đại diện cho Trường Đại học Thủy lợi đã có bài tham luận “báo cáo khảo sát, đánh giá hiện trạng và giải pháp xử lý các sự cố cống dưới đê”. Hệ thống cống dưới đê có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội vùng ven đê. An toàn của hệ thống đê phụ thuộc rất vào yếu tố của đê và công trình trong đê, trong đó có cống dưới đê. Thực trạng hệ thống cống dưới đê sông và đê biển ở nước ta tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ sự cố. Bài tham luận đã nêu hiện tượng các sự cố cống qua đê điển hình như: sự cố cống Tắc Giang – Hà Nam, sự cố cống Bích Động - Hải Phòng, sự cố cống Ngọc Quang - Thanh Hoá…, phân tích các nguyên nhân và tổng hợp các giải pháp kỹ thuật đã áp dụng để cùng trao đổi nâng cao chất lượng quản lý, vận hành cống dưới đê.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Thắng báo cáo tại hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã trao đổi, chia sẻ những vấn đề liên quan đến công tác hộ đê, đảm bảo an toàn các tuyến đê biển, công tác quản lý chất lượng thi công công trình đê điều, một số văn bản quy phạm pháp luật mới về đê điều, phòng, chống thiên tai.../.

Khúc Hồng Vân-KCCT

   0   Tổng số:
  Gửi ý kiến phản hồi
231