Phương pháp mới: Đánh giá tình trạng sức khỏe của kết cấu thông qua tần số dao động riêng

Đây là phương pháp thí nghiệm không phá hủy được nghiên cứu phát triển bởi Viện nghiên cứu công nghệ đường sắt Nhật Bản. Phương pháp cho phép đánh giá nhanh và chính xác tình trạng sức khỏe của kết cấu thông qua kết quả thí nghiệm dao động xung kích
Ngày 23/07/2014 tại Hà Nội đã diễn ra buổi Hội thảo "Đánh giá tình trạng sức khỏe của kết cấu thông qua tần số dao động riêng" do CTI Engineering (Japan) + JR Soken Engineering (Japan) + Viet-Jpanan Advanced Technology (Vietnam) đồng tổ chức, trong đó đặc biệt JR Soken Engineering là một công ty con của Viện nghiên cứu kỹ thật đường sắt Nhật Bản, nơi đã nghiên cứu khai phát rất nhiều công nghệ được sử dụng trong ngành Xây dựng nói chung.
 
 
 Chuyên gia Nhật Bản giới thiệu phương pháp (Ảnh hung.kcct)
 
Việc đánh giá tình trạng sức khỏe của kết cấu được thực hiện bằng cách so sánh kết quả thí nghiệm dao động xung kích với 1) Các kết quả thí nghiệm đã được tiến hành trước đó; 2) Giá trị tần số dao động riêng tiêu chuẩn; 3) Giá trị tần số dao động riêng được xác định thông qua phân tích trị riêng.
1) Nếu trước đó đã tiến hành thí nghiệm và đã xác định được tần số dao động riêng của hệ kết cấu thì bằng cách so sánh tần số dao động riêng mới đo được và giá trị đã có trước đó, ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của hệ kết cấu.
2) Nếu chúng ta có một cơ sở dữ liệu (ví dụ ở Nhật Bản, cơ sở dữ liệu này được xây dựng từ kết quả đo của hơn 1,000 kết cấu mố trụ), bằng xử lý thống kê chúng ta có thể xác định được tần số dao động riêng tiêu chuẩn đối với từng loại mố trụ và loại kết cấu móng. Như vậy, bằng cách so sánh kết quả thí nghiệm dao động xung kích với giá trị tiêu chuẩn này, chúng ta có thể đánh giá sơ bộ tình trạng sức khỏe của kết cấu ngay cả khi không có các bản vẽ hoặc bản tính của mố trụ.
3) Trên cơ sở các bản vẽ, số liệu khảo sát địa chất, mô hình hóa kết cấu mố trụ dưới dạng một hệ có nhiều bậc tự do, tiến hành phân tích trị riêng và so sánh kết quả phân tích với kết quả thí nghiệm, từ đó đánh giá tình trạng sức khỏe của kết cấu. 
 
 
Mời download toàn văn báo cáo của TS. Phạm Hoàng Kiên - Đại học Giao thông vận tải trình bày tại Hội thảo:
 

https://drive.google.com/file/d/0Bzv...it?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/0Bzv...it?usp=sharing