Mục tiêu đào tạo Ngành KTXD Công trình giao thông

Đào tạo kỹ sư thuộc lĩnh vực KTCTGT có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt, có sức khỏe, có năng lực làm việc tập thể, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Kỹ sư ngành KTCTGT được trang bị kiến thức cơ bản rộng, thành thạo kỹ thuật công trình xây dựng nói chung và KTXDCTGT nói riêng, tăng cường sự hiểu biết về lập quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông vận tải đường bộ, vận tải đường thủy, vận tải đường sắt và vận tải hàng không; thiết kế xây dựng, vận hành (quản lý khai thác)...

Mục tiêu đào tạo Ngành KTXD Công trình giao thông

Mục tiêu đào tạo phải rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của Trường ĐHTL:

Sứ mệnh:

Trường Đại học Thuỷ lợi là trường đại học công lập có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong các ngành khoa học, kỹ thuật, kinh tế và quản lý, đặc biệt trong lĩnh vực thuỷ lợi, môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững Tổ quốc Việt Nam.

Tầm nhìn:

Trường Đại học Thuỷ lợi là trường đại học số 1 trong lĩnh vực thuỷ lợi, thuỷ điện, tài nguyên, môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; phấn đấu là một trong các trường đại học đa ngành hàng đầu của Việt Nam, có năng lực hội nhập cao với hệ thống giáo dục đại học khu vực và quốc tế.

  1. Mục tiêu chung

Đào tạo kỹ sư thuộc lĩnh vực KTCTGT có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt, có sức khỏe, có năng lực làm việc tập thể, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Kỹ sư ngành KTCTGT được trang bị kiến thức cơ bản rộng, thành thạo kỹ thuật công trình xây dựng nói chung và KTXDCTGT nói riêng, tăng cường sự hiểu biết về lập quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông vận tải đường bộ, vận tải đường thủy, vận tải đường sắt và vận tải hàng không; thiết kế xây dựng, vận hành (quản lý khai thác) các dự án xây dựng CTGT; phát triển các kỹ năng giao tiếp hiệu quả, nâng cao nhận thức về tính chuyên nghiệp và giá trị đạo đức trong thực hành nghề xây dựng.

1.2. Mục tiêu cụ thể

  1. Có trình độ kỹ sư với kiến thức vững chắc và năng lực chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu của ngành công trình giao thông, hiểu và biết vận dụng các kiến thức cơ bản trong thiết kế, xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ, đường sắt, cầu và các công trình ngầm trong giao thông;
  2. Có khả năng làm việc và lãnh đạo nhóm, có đủ trình độ, chuyên môn và ngoại ngữ (tiếng Anh) làm việc trực tiếp với các tổ chức quốc tế hoặc các công ty tư vấn thiết kế, các nhà thầu nước ngoài vào xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam hoặc một số nước trong vùng hoặc trên thế giới;
  3. Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có khả năng tự học, tự nghiên cứu nhằm đạt được những chứng chỉ và bằng cấp trình độ cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) để nghiên cứu, giảng dạy và làm việc tại các cơ quan, các Viện nghiên cứu và các công ty liên quan đến lĩnh vực giao thông. Có khả năng tự học suốt cuộc đời;
  4. Giúp cho sinh viên nhận thức rõ về việc đóng góp cho ngành nghề và cộng đồng, cho sự phát triển quốc gia và kinh tế cả nước;