Ngành xây dựng Việt Nam với triển vọng cơ hội việc làm trong tương lai

Bước sang năm 2021, Covid-19 đã thay đổi cách thế giới vận hành, theo đó tác động đáng kể đến lĩnh vực xây dựng và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Một thị trường thay đổi, cùng với tiến bộ công nghệ và những nhân tố mới có tính đột phá sẽ tạo ra cú hích thay đổi toàn diện hoạt động của ngành. Những cú hích như công nghệ sản xuất mới, quá trình số hóa sản phẩm, số hóa các kênh bán hàng, công nghệ vật liệu mới đều được dự báo tăng lên so với giai đoạn trước. Tất cả những thay đổi trên đã và đang làm cho toàn ngành xây dựng - vật liệu xây dựng cũng như từng doanh nghiệp dần “lột xác” với một diện mạo hoàn toàn mới, trở nên mạnh hơn, bền bỉ hơn. Tuy nhiên, chúng ta còn một con đường dài phía trước.

Đại công trường Vinhomes Grand Park

Kinh tế toàn cầu đang dần hồi phục sau một năm gián đoạn do đại dịch COVID-19 nhưng mức tăng trưởng chỉ đạt khoảng 4% vào năm 2021. Trong khi đó, theo FMI, hoạt động xây dựng thường có độ trễ từ 12 đến 18 tháng so với suy thoái chung. Riêng đối với Việt Nam - một trong 10 nước trên thế giới có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất, một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất trong năm vừa qua, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng vào bức tranh kinh tế tươi sáng hơn trong năm nay. 31,6% số doanh nghiệp ngành xây dựng- vật liệu xây dựng tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng tình hình kinh doanh sẽ tốt hơn trong 6 tháng đầu năm và có tới 47,4% số doanh nghiệp dự báo sẽ tăng trưởng trong 12 tháng tới. Đáng chú ý, khoảng 15,8% số doanh nghiệp cho rằng sẽ có bùng nổ ở một vài phân khúc và thị trường khu vực nhất định trong 6 tháng tới. 

Khu Đô thị Phú Mỹ Hưng- TP Hồ Chí Minh

+ Thứ nhất, nền kinh tế như chiếc lò xo bị nén lại suốt một năm bị gián đoạn hoạt động do dịch bệnh đã sẵn sàng bật tăng trở lại. Theo đánh giá của một số chuyên gia, sắp tới sẽ có một cuộc chạy đua quyết liệt để bù đắp những mất mát trong thời gian qua. Động lực chạy đua là sinh kế của chính doanh nghiệp. 

+ Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước đã có những động thái tích cực trong việc giải quyết vướng mắc về thủ tục hành chính gây ra sự chững lại của thị trường trong giai đoạn 2019 - 2020. 

+ Thứ ba, tình hình dịch bệnh trên thế giới đã cải thiện rất nhiều với việc vắc-xin được đưa vào sử dụng.

Tóm lại, hội tụ tất cả các yếu tố trên sẽ tạo ra thời cơ cho sự phát triển của thị trường xây dựng trong và sau năm 2021.

Với những cơ hội đó cùng sự phát triển nhanh tại Việt Nam, nhu cầu nguồn tri thức trong lĩnh vực xây dựng rất lớn. Ngành Kỹ thuật xây dựng Dân dụng và Công nghiệp là ngành chiến lược của Khoa Công trình- Trường Đại học Thủy lợi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khối ngành xây dựng thuộc top đầu Viêt Nam và khu vực. Sinh viên ngành Kỹ thuật Dân dụng và Công nghiệp được đào tạo cả về lý thuyết và thực hành. Trong quá trình học tập, thông qua các đồ án môn học, tốt nghiệp, các lần đi thực và các chuyến đi thực tế tham quan tại các công trường, công trình xây dựng, sinh viên có cơ hội được tiếp cận với những công việc thực tế; tìm hiểu các đơn vị hoạt động xây dựng, học hỏi các kinh nghiệm thiết kế, thi công các công trình và nắm bắt được các công việc thực tế của người kỹ sư xây dựng sau này. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành Kỹ thuật Dân dụng và Công nghiệp còn được đào tạo các kỹ năng mềm và được tham gia các hoạt động, phong trào phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng. Khoa Công trình chào đón tất các các em học sinh với cam kết 100% việc làm sau ra trường đối với các kỹ sư, cử nhân đã tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội, thể hiện trách nhiệm, uy tín, tận tâm của Khoa Công trình trong vai trò đào tạo đội ngũ tri thức tương lai.

   0   Tổng số:
  Gửi ý kiến phản hồi
113