80% Kỹ sư cầu nối làm việc ở Nhật có lương tháng ngàn đô

Ngày nay, nhằm tìm kiếm cho mình một tương lai có công việc với mức lương và chế độ đãi ngộ tốt hơn, nhiều người đã quyết định xuất khẩu lao động sang nước ngoài làm việc mà điển hình là sang Nhật Bản. Vậy nên chọn nghề gì tại Nhật Bản với mức lương cao, ổn định và công việc văn phòng thích hợp?

Câu trả lời đó chính là lựa chọn nghề kỹ sư cầu nối ở Nhật Bản. Hiện nay có rất nhiều lao động nước ta lựa chọn nghề này khi sang Nhật vì những đãi ngộ mà công việc này mang lại cho người làm. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về công việc, lương bổng, chế độ đãi ngộ và yêu cầu của nghề kỹ sư cầu nối đối với người tham gia ứng tuyển thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé, bài viết sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về nghề này cũng như làm rõ thực hư câu chuyện ‘80% kỹ sư cầu nối làm việc ở Nhật đều có lương tháng ngàn đô’ trong lời đồn nhé!

Kỹ sư cầu nối là nghề như thế nào?

Kỹ năng trở thành kỹ sư cầu nối

Kỹ sư cầu nối là những người gắn kết công ty và đối tác kinh doanh lại với nhau. Điều này có nghĩa là họ có nhiệm vụ giúp hai bên có thể thấu hiểu nhau trong công việc để quá trình hợp tác được thuận lợi và suôn sẻ, vì thế mà công việc của họ chính là giám sát hoạt động của các dự án từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành dự án đó.
 Cũng chính vì tính chất của công việc mà yêu cầu về trình độ của các kỹ sư cầu nối ở Nhật cũng khá cao. Theo đó, họ phải trang bị cho mình các kỹ năng như:
•    Ngoại ngữ: yêu cầu trình độ Nhật ngữ phải từ N2 trở lên, đồng thời việc biết thêm tiếng Anh giúp bạn có nhiều lợi thế hơn trong công việc.
•    Kỹ năng cứng: yêu cầu nắm vững kiến thức chuyên môn để có thể triển khai công việc một cách hiệu quả và không sai sót.
•    Kỹ năng mềm: rất quan trọng trong quá trình làm cầu nối giữa hai bên doanh nghiệp với khách hàng.
•    Kiến thức về kinh tế: việc có cho mình một nền tảng kiến thức kinh tế giúp ích rất nhiều cho kỹ sư cầu nối trong việc dự đoán thị trường cũng đánh trúng tâm lý của khách hàng khi làm việc để đạt được hiệu quả làm việc cao nhất

Mô tả công việc

Tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà người làm kỹ sư cầu nối sẽ có những công việc khác nhau. Thế nhưng hầu hết họ đều thực hiện các công việc hàng ngày như:

-        Lập kế hoạch hằng ngày.
-        Quản lý, xử lý email và các công việc liên lạc với khách hàng của công ty.
-        Theo sát tiến độ của dự án và đảm bảo dự án đang đi đúng hướng của kế hoạch.
-        Đánh giá lại công việc.
-        Báo cáo lên cấp hàng tuần, hàng tháng về tiến độ của dự án.
 Để đảm bảo cho sự thống nhất và hợp tác chặt chẽ giữa công ty và khách hàng thì công việc của kỹ sư cầu nối luôn luân phiên giữa hai bên và luôn cập nhật tình hình, tiến độ của dự án để hai bên đều có thể nắm rõ.
 Trên thực tế, khi bắt tay vào thực hiện dự án thì công việc của mỗi kỹ sư cầu nối ở Nhật Bản sẽ thay đổi và thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau của dự án. Theo đó:
•    Giai đoạn bắt đầu dự án: kỹ sư cầu nối sẽ nghiên cứu, lên kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ.
•    Giai đoạn tiến hàng dự án: tiến hành quản lý và giám sát các hoạt động của dự án. Đồng thời thay đổi chiến lược, phương pháp theo từng trường hợp khác nhau để đảm bảo dự án vẫn diễn ra suôn sẻ và tăng năng suất cũng như chất lượng của dự án.
•    Giai đoạn kết thúc dự án: tiến hành tổng kết, thử nghiệm sản phẩm trước khi đưa ra thị trường hoặc gửi đến khách hàng.
 Vì thế mà công việc của người kỹ sư cầu nối khá vất vả, yêu cầu họ phải có tính linh hoạt cao, có thể nhạy bén để thích ứng và từng điều kiện và hoàn cảnh công việc cụ thể để đạt được kết quả cao trong công việc.

Thực hư câu chuyện 80% kỹ sư cầu nối làm việc ở Nhật có lương tháng ngàn đô

Thị trường, tuyển dụng kỹ sư cầu nối tại Nhật

Vì nhiệm vụ của kỹ sư cầu nối chính là trao đổi thông tin với khách hàng cũng như lên kế hoạch và mục tiêu, kiểm soát việc phát triển của dự án, vì thế mà họ đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Vì thế mà những người làm kỹ sư cầu nối rất được săn đón tại Nhật Bản.

Mức lương kỹ sư cầu nối của Nhật

Lương của kỹ sư cầu nối ở Nhật Bản thay đổi theo từng cấp độ khác nhau:
•    Beginner: là giai đoạn bắt đầu công việc kỹ sư cầu nối lúc bạn vẫn chưa có nhiều kỹ năng lẫn kinh nghiệm vì thế mà mức lương khởi điểm khoảng 2000 USD.
•    Level 1: yêu cầu trình độ Nhật ngữ phải ở mức N2, để có được cấp độ này thì bạn cần phải có 1 – 2 năm kinh nghiệm thực tiễn, mức lương khoảng 2000 – 3000 USD.
•    Level 2: tại giai đoạn này bạn cần phải nâng cao các kỹ năng mềm, đặt biệt là trong quá trình tiếp xúc với khách hàng và xử lý tình huống. Mức lương lúc này rơi vào khoảng 3000 – 4000 USD.
•    Level 3: mức độ này yêu cầu bạn phải hoàn thiện các kỹ năng ở mức độ cao, cũng như có khả năng định hướng kế hoạch, có thể tham gia vào việc ký hợp đồng cùng với khách hàng, mức lương khoảng 4000 – 6000 USD.
•    Level 4: tại mức độ này, bạn sẽ có đầy đủ các khả năng và điều kiện để có thể tự mình tạo lập một công ty với thương hiệu của riêng mình, mức lương sẽ được quy đổi theo lợi nhuận của từng dự án.

Môi trường làm việc của kỹ sư cầu nối ở Nhật có áp lực không?


Vì tính chất công việc của mình, cũng như môi trường làm việc nghiêm túc tại Nhật Bản mà có lẽ việc là kỹ sư cầu nối khá áp lực so với các công việc khác. Thế nhưng nếu có thể thích ứng với công việc nhanh thì đó sẽ là môi trường giúp bạn rèn luyện bản thân hơn và thoải mái với công việc hơn.
Tìm hiểu về đơn hàng kỹ sư cầu nối tại Nhật
Đặc thù đơn hàng
Hầu hết đơn hàng hiện nay tuyển nhiều Ruby, Python, C++ và trong tương lai thì xu hướng tuyển dụng có thể là Cloud – đám mây, Analytics – phân tích dữ liệu,…

Các loại đơn hàng
Hiện nay có một số loại đơn hàng kỹ sư cầu nối đang tuyển tại Nhật như: kỹ sư cầu đường, kỹ sư thiết kế điện, kỹ sư ngành in, kỹ sư công nghệ thông tin, kỹ sư công nghệ thực phẩm,…

   0   Tổng số:
  Gửi ý kiến phản hồi
552