Bộ trưởng Bộ Xây dựng - Bộ trưởng trẻ nhất Việt Nam hiện nay nguyên là sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị sinh ngày 12 tháng 8 năm 1976, là  Bộ trưởng trẻ nhất nước hiện nay. Thời thanh niên, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị theo học ngành Kỹ thuật xây dựng, Khoa Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 6/1999 - 1/2007, ông là Giảng viên tại Bộ môn Kỹ thuật - Khoa học ứng dụng - Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh

Năm 2006, ông bảo vệ Tiến sĩ ngành Kỹ thuật xây dựng dân dụng tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ. Sau đó ông trở về trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh để làm công tác giảng dạy.

Năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, ông được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương.

Ngày 11 tháng 11 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã bổ nhiệm ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng, phụ trách mảng kiến trúc và quy hoạch.

Từ tháng 3 năm 2014, ông được Bộ Chính trị luân chuyển về tỉnh Kiên Giang làm Phó bí thư Tỉnh ủy, rồi Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang. Tại thời điểm được bầu, ông là bí thư tỉnh ủy trẻ nhất Việt Nam.

Ngày 26 tháng 01 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Ngày 5 tháng 10 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Ngày 30 tháng 01 năm 2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Ngày 8 tháng 4 năm 2021, tại kỳ họp thứ 11 ông được Quốc hội Việt Nam khóa XIV bầu làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Theo báo cáo, Bộ Xây dựng đã cơ bản hoàn thành 5 nhóm chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch 5 năm 2016-2020; trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành Xây dựng bình quân 8,5 - 8,7%/năm. Tỷ lệ đô thị hóa ước đạt khoảng 40% vào cuối năm 2020. Đến thời điểm hiện tại, toàn quốc có 862 đô thị (năm 2015 là 787 đô thị). Khu vực đô thị đã thực sự trở thành động lực, đầu tàu phát triển kinh tế-xã hội của các vùng và cả nước, đóng góp khoảng 70% GDP cả nước, chiếm tỷ trọng chi phối trong thu ngân sách, xuất khẩu, sản xuất công nghiệp.

Theo nghiên cứu của BMI (Business Monitor International) - một trong những hãng nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, Việt Nam là một trong những thị trường cận biên đang phát triển với tốc độ nhanh, trong đó đầu tư cơ sở hạ tầng luôn được xem là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ.

Nhu cầu phát triển nhân lực ngành Xây dựng của Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn, số lượng lao động của ngành Xây dựng sẽ còn tăng cao hơn nữa. Nhiều chuyên gia trong ngành Xây dựng đưa ra dự báo, nhu cầu nhân lực của ngành xây dựng sẽ tăng thêm khoảng 400.000 – 500.000 lao động mỗi năm. Với tốc độ phát triển như hiện nay thì số lượng lao động làm việc trong ngành Xây dựng vào năm 2030 có thể đạt tới con số khoảng 12 – 13 triệu người. Với nhu cầu nguồn nhân lực lớn trong nền kinh tế, triển vọng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật xây dựng là vô cùng rộng mở.

   0   Tổng số:
  Gửi ý kiến phản hồi
639