Cán bộ, giảng viên Trường Đại học Thủy lợi tiêm vắc-xin phòng chống Covid- 19

Sáng ngày 25 tháng 06 năm 2021, cán bộ và giảng viên của trường Đại học Thủy lợi thuộc diện ưu tiên đã được tiêm vắc-xin phòng chống Covid- 19 đợt 2 tại địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội

Cán bộ, giảng viên thuộc diện ưu tiên được tiêm vắc-xin phòng chống Covid- 19

           Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan trong cộng đồng ngày càng cao. Để chủ động phòng chống, giảm thiểu việc lây nhiễm, cán bộ và giảng viên Nhà trường đã hoàn thành việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đợt 3 (kết thúc đợt 3 đến nay đã có 120 cán bộ, giảng viên diện ưu tiên hoàn thành việc tiêm chủng) tại cơ sở tiêm là Bệnh viện mắt Hà Nội 2 thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Dự kiến 100% cán bộ, giảng viên Nhà trường sẽ hoàn thành việc tiêm chủng sớm nhất theo kế hoạch của thành phố Hà Nội và nguồn cung vắc-xin Covid-19.

            Vắc-xin phòng Covid-19 sử dụng trong tiêm chủng cho cán bộ và giảng viên Nhà trường là vắc-xin Astra Zeneca của Anh. Vắc-xin được bảo quản trong dây chuyền lạnh từ 2-8 độ C và được giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng tốt nhất từ khâu tiếp nhận, vận chuyển cho đến tận địa bàn tiêm.

Cán bộ, giảng viên của Trường Đại học Thủy lợi tđang chờ tư vấn trước khi tiêm vắc-xin

            Quá trình tiêm chủng được thực hiện đúng quy trình an toàn, sau khi tiêm, cán bộ, giảng viên Nhà trường được yêu cầu ở lại theo dõi các phản ứng tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Theo ghi nhận, tất cả các trường hợp tiêm vắc-xin hiện nay đều có sức khỏe ổn định, không xuất hiện phản ứng nặng sau tiêm và được cán bộ y tế hướng dẫn theo dõi tại nhà trong vòng 24 giờ, đồng thời tiếp tục theo dõi trong vòng 7 ngày sau tiêm chủng, thông báo và liên hệ kịp thời với bệnh viện nếu có dấu hiệu bất thường như sốt cao (≥39°C), tím tái, khó thở...

Cán bộ, giảng viên nhà trường được các bác sĩ khám sàng lọc trước khi tiêm

Tiêm phòng vắc-xin là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho chính bản thân trong đại dịch. Việc tiêm chủng là yếu tố góp phần quan trọng giúp cán bộ, giảng viên Nhà trường thêm vững tâm trong công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên để đảm bảo việc phòng chống lây nhiễm trong cộng đồng, người được tiêm vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm. Với Covid- 19 hiện nay, đó là các biện pháp 5K của Bộ Y tế (đeo khẩu trang, thực hiện khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tập trung đông người, khai báo y tế).

PGS.TS Nguyễn Hữu Huế- Trưởng Khoa Công trình hoàn thành việc tiêm vắc-xin phòng chống Covid-19

Trường Đại học Thủy lợi là một trong những trường đi đầu trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn, có những đóng góp thiết thực cho cộng đồng và xã hội. Sinh viên, cán bộ, giảng viên Nhà trường luôn chủ động, tích cực thực hiện nghiêm mọi chỉ thị, yêu cầu, biện pháp mà Chính phủ đề ra bên cạnh đó là khuyến cáo 5K của Bộ Y tế luôn được áp dụng. Qua đó, thể hiện trách nhiệm, sự uy tín, tận tâm của Nhà trường trong công tác phòng chống dịch.

Dưới đây là một số hình ảnh chủ động phòng chống dịch bệnh của Trường Đại học Thủy Lợi:

GS.TS Trịnh Minh Thụ- Hiệu trưởng Nhà trường kiểm tra hoạt động của máy đo thân nhiệt, khử khuẩn đa năng do Trường ĐH Thủy lợi chế tạo

Hàng nghìn khẩu trang được cấp phát miễn phí

Vệ sinh luôn được đảm bảo sạch sẽ

"NƯỚC RỬA TAY KHÔ SÁT KHUẨN CE-TLU". Sản phẩm do chính bàn tay của thầy cô, sinh viên Trường Đại học Thủy lợi mang đến cho xã hội

Sáng chế khẩu trang từ rơm rạ- đề tài đã được trao giải tại cuộc thi Sáng tạo Bách khoa năm 2020 của nhóm các trường đại học. Nguồn ảnh: VTV

Video giới thiệu khẩu trang làm từ rơm rạ (nguồn VTV2)

BTT KHOA C- Nguyễn Bá Anh Toàn 60CX3

   0   Tổng số:
  Gửi ý kiến phản hồi
641