Gặp mặt giữa Khoa Công trình và DYWIDAG

14h ngày 25 tháng 11 năm 2022, DYWIDAG – Đức, cùng với Utracon Infrastructure – đối tác tại Việt Nam của DYWIDAG về các sản phẩm địa kỹ thuật & công trình ngầm và Khoa Công trình – Trường Đại học Thủy lợi đã có buổi gặp gỡ, trao đổi về các giải pháp địa kỹ thuật sử dụng trong các công trình thuỷ lợi và thuỷ điện tại Việt Nam

DYWIDAG là một công ty toàn cầu có lịch sử phát triển hơn 150 năm, là công ty đi đầu trong lĩnh vực địa kỹ thuật tại Đức và Châu Âu có các sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng. Hệ thống các sảm phẩm địa kỹ thuật của DYWIDAG bao gồm neo mềm, neo cứng, cọc siêu nhỏ, thanh ren cường độ cao, thanh rỗng tự khoan và cáp dự ứng lực. Các sản phẩm địa kỹ thuật của DYWIDAG được ứng dụng trong nhiều công trình hạ tầng như móng đào sâu, ổn định mái dốc, ổn định của kè, đập, nhà máy thuỷ điện và các công trình thuỷ công, ổn định của các công trình ngầm.

 

 

Cuộc gặp mặt giữa Khoa Công trình và DIWIDAG gồm có:

Về phía DYWIDAG và Utracon Infrastructure:

1. MICHAEL GLASSL - Giám đốc điều hành DSI FE Ltd (Hongkong)

2. NGUYỄN DANH PHI - Phó tổng giám đốc Utracon Infrastructure

3. PHẠM QUÝ DƯƠNG – Giám đốc điều hành Utracon Việt Nam

4. HÀ THIÊN VŨ - Phó phòng marketing - Utracon Infrastructure

Về phía Khoa Công trình – Trường Đại học Thủy lợi:

- PGS. TS. Trần Thanh Tùng - Phó Trưởng Khoa Công trình,

- TS. Nguyễn Văn Nghĩa - Trưởng Bộ môn Thuỷ điện và Năng lượng tái tạo,

- PGS.TS. Nguyễn Văn Sơn – Phó Viện Kỹ thuật công trình – Khoa Công trình

- TS. Đỗ Tuấn Nghĩa - BM Địa Kỹ thuật

- PGS. TS. Lê Xuân Khâm - BM Thủy công

và các thành viên thuộc bộ môn Thuỷ điện & NLTT, thành viên thuộc trung tâm Thuỷ điện và & NLTT – Viện Kỹ thuật công trình

DYWIDAG, Utracon Infrastructure và Viện công trình – khoa công trình tại buổi hội thảo

Buổi gặp còn kết hợp hội thảo trao đổi kinh nghiệm và giải pháp sử dụng cáp trong các công trình thuỷ lợi và thuỷ điện. DYWIDAG đã giới thiệu giải pháp neo cáp DYWIDAG TWINCORR với hệ thống bảo vệ chống ăn mòn kép cho sợi cáp đảm bảo tuổi thọ sử dụng lên tới hơn 100 năm, tuân thủ BS 8081:1989 và EN1537 được sử dụng trong gia cố mố ôm đường ống áp lực tại một dự án thuỷ điện ở Lào.

Michael Glassl – DYWIDAG giới thiệu neo vĩnh cửu được ứng dụng tại trạm thuỷ điện ở Lào

Với kinh nghiệm dày dặn mà DYWIDAG có được trong việc cung cấp và lắp đặt các neo cố định trên mặt đất trong nhiều thập kỷ, các đầu neo là khu vực nhạy cảm nhất đối với các lỗi ăn mòn. Để đảm bảo chống ăn mòn cho các đầu neo, DYWIDAG đã sử dụng hợp chất bịt kín không thấm nước, không ăn mòn thoả mãn các yêu cầu trong ETAG013; thay thế tấm chịu lực tại đầu neo bằng tấm bêtông cốt sợi thuỷ tinh cường độ cực cao, không bị ăn mòn; nắp bảo vệ sử dụng thép mạ kẽm nhúng nóng hoặc nhựa gia cường sợi thủy tinh.

Tại vị trí đầu neo cáp còn có thể lắp đặt thêm hệ thống quan trắc lực trong đường cáp nhằm kiểm soát sự thay đổi bất thường tải trọng của kết cấu sớm nhất để tránh những hư hỏng cho kết cấu trước khi chúng xảy ra, giúp tiết kiệm tiền và thời gian trong quá trình vận hành công trình. Hệ thống quan trắc được sử dụng tại dự án là các cảm biến lực DYNA từ tính đàn hồi có độ chính xác của phép đo cao, khả năng theo dõi cáp suốt thời gian vận hành công trình và không bị ảnh hưởng bởi sự dao động nhiệt độ. Các cảm biến DYNA Force tạo ra một từ trường xung quanh sợi cáp và nhận các thay đổi đối với từ trường này khi nó đi qua sợi cáp.

Khoa Công trình đánh giá cao các sản phẩm địa kỹ thuật của DYWIDAG, đặc biệt là hệ thống neo đất vĩnh cửu với giải pháp chống ăn mòn hiệu quả và hệ thống quan trắc đánh giá biến đổi lực trong đường cáp. Đây là bộ sản phẩm đầy đủ và có ý nghĩa lớn để kiểm soát và đánh giá ổn định công trình trong quá trình vận hành các công trình thuỷ lợi thuỷ điện với điều kiện áp lực nước thay đổi, điều kiện địa chất nhiều bất định trong quá trình thi công và vận hành. Giải pháp kỹ thuật và biện pháp thi công của DYWIDAG rất phù hợp trong các dự án có yêu cầu độ ổn định cao, ít ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường xung quanh, các công trình ngầm trong khu vực đô thị hoá cao.

   0   Tổng số:
  Gửi ý kiến phản hồi
765