Những lý do bạn nên học Ngành Kỹ thuật xây dựng (dân dụng và công nghiệp)
Khi nhắc đến ngành Xây dựng nói chung và ngành Kỹ thuật xây dựng (Dân dụng và Công nghiệp) nói riêng chắc chắn đa số mọi người đều liên tưởng ngay đến cảnh tượng làm việc vất cả ở những vị trí nắng nóng, cao ngất, nguy hiểm … Chính vì lẽ đó, ngoại trừ những bạn thực sự yêu thích công việc này thì số còn lại vẫn có rất nhiều băn khoăn trong việc chọn ngành học này. Tuy nhiên, những nhận định xưa giờ dành cho ngành Xây dựng có thực sự chính xác? Những lý do bạn nên học ngành Kỹ thuật xây dựng (Dân dụng và Công nghiệp) dưới đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại đấy.
Không thực sự khô khan
Nói đến các ngành kỹ thuật, sự khô khan có lẽ đã là các mác gắn chặt bấy lâu nay. Tuy nhiên, với định hướng đào tạo thực tiễn đang được áp dụng ở rất nhiều trường Đại học hiện nay, tiêu biểu như Khoa Công trình- Trường Đại học Thủy lợi, trải nghiệm nhàm chán của sinh viên sẽ không còn là nỗi lo. Thay vì việc nhồi nhét lý thuyết, người học được trao cơ hội rèn luyện các kỹ năng chuyên môn thông qua các buổi thực hành hay khảo sát thực tế. Tuy vẫn có vất vả nhưng chất chắn sẽ thú vị hơn rất nhiều.
Sinh viên Khoa Công trình- Trường Đại học Thủy lợi đi tham quan học tập
Ngành học của tương lai
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực xây dựng đang và sẽ tiếp tục lên ngôi trong nhiều năm tới với nhu cầu nhân lực cũng ngày càng cao hơn. Nhận định trên được hình thành dựa trên cơ sở những bước tăng trưởng chắc chắn của ngành Kỹ thuật Xây dựng trong giai đoạn hiện tại.
Cùng với đó là quy định của Luật Nhà ở cho phép cá nhân và công ty nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam, cùng sự nở rộ nhu cầu thuê văn phòng ở các thành phố lớn. Tất cả đã góp phần tạo đà cho xây dựng bật lên một cách mạnh mẽ.
Trong 5 năm trở lại đây, tỉ lệ tăng trưởng của ngành Xây dựng đã có nhiều bước nhảy vọt đáng nể. Do đó, kỳ tuyển sinh ngành Xây dựng trong năm 2023 hứa hẹn sẽ thu hút sự quan tâm của không ít phụ huynh và thí sinh.
Những đại công trường khắp mọi miền Tổ quốc
Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao
Cùng với những bước phát triển vượt bậc của ngành Xây dựng, yêu cầu về công nghệ, kiến trúc… cũng trở nên phức tạp hơn. Đây chính là vấn đề mà phần lớn nhân lực của chúng ta vẫn chưa đáp ứng được. Nhiều công trình quan trọng, có quy mô lớn vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhân lực nước ngoài ở các khâu: thiết kế, thi công khung…
Từ thực tế đó, có thể thấy, ngành Xây dựng trong nước đang rất cần đội ngũ nhân sự trẻ với khả năng tiếp cận kỹ thuật và xu hướng thẩm mỹ hiện đại. Đó cũng chính là lý do các trường tuyển sinh ngành Kỹ thuật Xây dựng phải liên tục đổi mới mô hình đào tạo theo hướng ứng dụng, tăng cường thời lượng thực hành, đồng thời kích thích năng lực tự học, tự khám phá của sinh viên.
Cơ hội việc làm đa dạng
Dựa trên khu vực, vị trí thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, các công trình trong ngành Xây dựng thường được chia thành ba nhóm chính: trong văn phòng, ở công xưởng và ngoài công trường. Cụ thể:
- Công việc trong văn phòng: Không như tưởng tượng của nhiều người, nhóm công việc này khá đa dạng; Sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng (Dân dụng và Công nghiệp) sau khi tốt nghiệp có thể làm chuyên viên ở các vị trí: Tư vấn thiết kế, Kế hoạch, Dự án, Quản lý chất lượng công trình,…
- Công việc trong công xưởng: Bạn có thể ứng tuyển vào một số vị trí như: Kỹ sư quản lý chất lượng, Kỹ sư giám sát nội bộ, Chuyên viên an toàn, Chuyên viên phát triển sản phẩm,…
- Công việc ở công trường: Công trường là nơi thi công các công trình xây dựng, những công việc ở khu vực này thường là: Kỹ sư thi công, Kỹ sư giám sát thi công, chỉ huy trưởng công trình,…
Mức thu nhập hấp dẫn
Bên cạnh cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp và tiềm năng phát triển ngành trong tương lai, thì mức thu nhập cũng là một vấn đề được rất nhiều các bạn thí sinh cũng như các bậc phụ huynh quan tâm trong các kỳ tuyển sinh ngành Xây dựng.
Theo khảo sát chung, mức lương dành cho sinh viên ngành Xây dựng mới ra trường tương đối cao so với một số ngành nghề khác. Nếu bạn có kỹ năng chuyên ngành vững vàng cùng các kỹ năng mềm tốt cộng với kinh nghiệm làm việc thì mức lương của bạn còn có thể cao hơn nữa.
Nguồn: Business Monitor International (BMI) - một trong những hãng nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới
Khoa Công trình - Trường Đại học Thủy Lợi tự hào là một trong những Khoa đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khối ngành xây dựng thuộc top đầu Viêt Nam và khu vực, trong đó ngành Kỹ thuật xây dựng (Dân dụng và Công nghiệp) là ngành chiến lược. Sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng (Dân dụng và Công nghiệp) được đào tạo cả về lý thuyết và thực hành. Trong quá trình học tập, thông qua các đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp, các lần đi thực tập và các chuyến đi thực tế tham quan tại các công trường, công trình xây dựng, sinh viên có cơ hội được tiếp cận với những công việc thực tế; tìm hiểu các đơn vị hoạt động xây dựng, học hỏi các kinh nghiệm thiết kế, thi công các công trình và nắm bắt được các công việc thực tế của người kỹ sư xây dựng sau này. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng (Dân dụng và Công nghiệp) còn được đào tạo các kỹ năng mềm và được tham gia các hoạt động, phong trào phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng. Khoa Công trình cam kết 100% việc làm sau ra trường đối với các kỹ sư, cử nhân đã tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội, thể hiện trách nhiệm, uy tín, tận tâm của Khoa Công trình trong vai trò đào tạo đội ngũ tri thức tương lai. Với những giá trị cốt lõi đó, Khoa Công trình luôn mở rộng cánh cửa chào đón những tân sinh viên, những kỹ sư tương lai, từ đó đóng góp một phần công sức vào quá trình kiến thiết đất nước, với những công trình “của người Việt, do người Việt”.
Mong rằng từ những lý do trên bạn sẽ thêm chắc chắn hơn với quyết định theo học ngành Kỹ thuật xây dựng (Dân dụng và Công nghiệp) của bản thân. Hy vọng trong kỳ tuyển sinh 2023 bạn sẽ đạt được kết quả như ý.