Tận dụng tro trấu để gia cố ổn định nền công trình giao thông

Tro trấu rơm rạ vốn được coi là phụ phẩm nông nghiệp và được người nông dân tận dụng chủ yếu thông qua cách đốt trực tiếp trên đồng ruộng. Tuy nhiên cách làm này đã xả ra một lượng khí CO2 lớn cho môi trường và trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của người dân quanh khu vực đốt.

Trong khi đó, tro trấu sau khi đốt lại là sản phẩm có hàm lượng oxit silic cao và đã được nhiều nghiên cứu đánh giá là có độ hoạt tính pozzolanic tốt. Với tính chất này, tro trấu có thể làm phụ gia thay thế xi măng, và một trong các ứng dụng của sản phẩm này là kết hợp với vôi để tăng cường độ của đất, phục vụ mục đích ổn định nền công trình giao thông.

Khi áp dụng trong biện pháp thay thế một phần vôi để làm cứng hóa đất ở trạng thái chảy, nhóm nghiên cứu của các thầy cô và các bạn sinh viên khoa công trình đã cho thấy tro trấu thu được từ các điều kiện đốt khác nhau đều cho các kết quả tốt. Tro trấu thu được từ điều kiện đốt trực tiếp cháy hoàn toàn và tro trấu đốt ở điều kiện yếm khí không cháy hết đều cho kết quả nâng cao cường độ kháng cắt của đất. Việc thay thế một nửa lượng vôi bằng tro trấu cho kết quả cường độ kháng cắt của đất phát triển lớn hơn gấp rưỡi so với biện pháp chỉ dùng hoàn toàn vôi.

Các kết quả này cho thấy việc sử dụng tro trấu để gia cố ổn định nền công trình giao thông không yêu cầu phải khống chế điều kiện đốt và chất lượng tro trấu một cách gắt gao, mở ra hướng tối ưu hóa quá trình đốt tro trấu tiết kiệm năng lượng đốt và giảm được lượng khí thải.

Tro trấu thu được từ các điều kiện đốt khác nhau

Biện pháp rải vôi để ổn định nền đường, nghiên cứu cho thấy có thể thay thế vôi bằng hỗn hợp vôi – tro trấu

Phạm Phú Vinh, Trần Thế Việt – Bộ môn Địa kỹ thuật

Khoa Công trình - Trường Đại học Thủy lợi

   0   Tổng số:
  Gửi ý kiến phản hồi
674