Hậu covid, cơ hội cho ngành xây dựng! Khoa công trình - Trường Đại học Thủy lợi đã sẵn sàng!

Việt Nam thể hiện mình là điểm đến an toàn của các nhà đầu tư quốc tế

Covid-19 đã chứng tỏ cho thế giới thấy, đây không phải là một cuộc chơi dễ dàng ngay cả với các cường quốc, thế giới đã và đang bị tổn thương mạnh mẽ, trong khi đó, các doanh nghiệp lại cần một nơi “ổn định”. Thị trường thế giới bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Covid-19, họ cần một điểm tựa để có thể “thoát bão”, và Việt Nam đang chứng minh, Việt Nam có thể làm được.

Nền kinh tế toàn cầu suy giảm, trong đó có không ít các đối thủ của Việt Nam trên trường thế giới như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam lại may mắn có được nhiều hơn những tín hiệu tích cực như tăng trưởng kinh tế dương, động thái mạnh mẽ khôn khéo trong ngoại giao.

Dự báo tăng trưởng kinh tế của các nước trong Khu vực

Việt Nam là quốc gia đang có cơ hội phát triển tốt hơn vì chiến tranh thương mại trước kia, cũng hoàn toàn có thể phát triển tốt hơn nữa trong tình hình đại dịch hiện nay. Hàn Quốc đã di dời dây chuyền sản xuất điện thoại cao cấp sang Việt Nam vì Covid-19, Google hay Microsoft cũng nghiên cứu quy trình và sẵn sàng dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam. Trước đây, Việt Nam phải cạnh tranh với Thái Lan hay Indonesia, nhưng hiện tại, quá trình cạnh tranh này, Việt Nam đang có một số lợi thế nhất định. Ngày 24/03/2020 vừa rồi, Samsung cũng phải đóng nhà máy sản xuất smartphone lớn nhất thế giới tại Ấn Độ để ngừa lây lan Covid-19, đó cũng là thời cơ cho Samsung Việt Nam tiến lên. Tim Cook trong một buổi phỏng vấn với Fox Business Networks cũng nhấn mạnh rằng chuỗi cung ứng của họ đang bị đe dọa và đội ngũ Apple cũng cân nhắc lựa chọn tiến về Việt Nam. Rõ ràng, một điều nữa mà các tập đoàn lớn quan tâm là “chuỗi cung ứng” thì Việt Nam lại đang tận dụng tốt, mối quan hệ khăng khít với Trung Quốc đã thể hiện trong suốt thời gian qua, đặc biệt là việc nối lại hoạt động kinh tế nhanh chóng, chắc chắn sẽ khiến các nhà đầu tư hài lòng.

Hiệp định EVFTA đã được hội đồng Liên minh Châu Âu EU thông qua

Việt Nam đang ngày càng có tiếng nói trên các cuộc chơi thế giới thông qua “thực lực” tự thân. Đó là tranh thủ thời điểm này, Việt Nam tận dụng để quảng bá về năng lực nội tại của nền kinh tế, khoa học kĩ thuật Việt Nam. Việt Nam vẫn đang đua tranh với các quốc gia khác trên thế giới về việc phát triển vắc xin chống Covid-19, ngoài ra, Việt Nam cũng là quốc gia rất sớm công bố phác đồ điều trị Covid-19, làm ra KIT xét nghiệm nhanh, ngoài ra, sức mạnh tổng hợp dựa trên khối đoàn kết toàn dân đang lan tỏa mạnh mẽ. Những điều này, khiến cho Việt Nam có thể “tự vệ” trước nhiều cuộc chiến, trong đó có cả cuộc chiến đại dịch, chiến tranh thương mại.

Việt Nam đã có trong tay “vũ khí 5G”, có nền chính trị ổn định, “miễn nhiễm” trước các vấn đề tương lai như thương mại, đại dịch, chiến tranh. Đầu tư hàng chục tỷ USD vào một quốc gia không phải là khoản tiền đầu tư dễ dàng, “chọn mặt gửi vàng” vào Việt Nam là quyết định chắc chắn sẽ rất đúng đắn.

         

Ngành Xây dựng đứng trước cơ hội gì trong tương lai?

            Với những lý do kể trên, Việt Nam đang là điểm sáng trên thế giới trong việc đầu tư quốc tế với hàng loạt các hiệp định kinh tế. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, một trong số đó là các dự án “khủng” như: đường cao tốc Bắc- Nam, sân bay quốc tế Long Thành, v.v bên cạnh đó là các dự án đầu tư của các Doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ đó đời sống nhân dân tăng cao, nhu cầu nhà ở, khu vui chơi, giải trí, các trung tâm dịch vụ, thương mại được đẩy mạnh, ngành du lịch ngày càng được mở rộng.

 Sự phát triển của nền kinh tế duỳ trì mức tăng trưởng ổn định, dòng vốn đầu tư FDI tiếp tục tăng mạnh trong những năm qua đang là yếu tố giúp ngành xây dựng cơ bản tại Việt Nam phát triển mạnh, và được dự báo sẽ còn bùng nổ trong những năm tiếp theo. Theo số liệu thống kê, cho thấy ngành xây dựng cơ bản đang ghi nhận mức vốn đầu tư tăng trưởng rất mạnh, kinh tế vĩ mô cơ bản sẽ ổn định, CPI tiếp tục duy trì ở mức thấp. tổng giá trị FDI tiếp tục tăng mạnh, nhất là thời gian qua cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung phần nào cũng có tác động đến dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, và thời kỳ Hậu Covid- 19.

Hình ảnh Đại đô thị Vinhomes Ocean Park đang trong quá trình xây dựng

Từ những yêu cầu to lớn đó, đòi hỏi ngành xây dựng cần phải phát triển hơn nữa để có thể đáp ứng được khối lượng công việc khổng lồ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Đất nước.

 

 

Khoa Công trình- Trường Đại học Thủy lợi sẵn sàng chào đón các Tân sinh viên

Khoa Công trình- Trường Đại học Thủy Lợi tự hào là một trong những Khoa đào tạo về khối ngàng xây dựng thuộc top đầu Viêt Nam và khu vực. Hàng năm, Khoa Công trình có hàng ngàn kỹ sư, cử nhân ra trường đóng góp một lượng lớn nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng. Nhưng trong bối cảnh hiện nay Đất nước trên đà phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thiếu đồng bộ, tỷ lệ đô thì hóa ngày càng nhanh khiến cho ngành xây dựng đối mặt với tình trạng thiếu nhân công trầm trọng từ đó dẫn tới nhu cầu về nguồn nhân lực cao.. Dù vậy nhân lực ngành xây dựng chưa thật sự tốt khiến ngành này luôn trong tình trạng “thiếu số lượng, yếu chất lượng”. 

Khoa Công trình- Đại học Thủy lợi tự hào là một trong những Khoa có ngành nhận giấy “Chứng nhận kiểm định chấy lượng giáo dục”

Khoa Công trình- Trường đại học Thủy lợi với 50 năm xây dựng và phát triển luôn là một đơn vị mạnh về giáo dục đào tạo và hoạt động khoa học với nhiều thành tích, danh hiệu như: Huân chương lao động hạng Hai, Huân chương lao động hạng Ba, bằng khen của Thủ tướng chính phủ, bằng khen của Bộ NN&PTNT. Chuẩn mực, sáng tạo là những giá trị truyền thống của Khoa, luôn được các thế hệ cán bộ, giáo viên, giảng viên, sinh viên kế thừa và phát huy. Với những giá trị cốt lõi đó, Khoa Công trình luôn mở rộng cánh cửa chào đón những tân sinh viên, những kỹ sư tương lai, từ đó đóng góp một phần công sức vào quá trình kiến thiết đất nước, với những công trình “của người Việt, do người Việt”.

                                     

Nguyễn Bá Anh Toàn 60Cx3- Ban truyền thông (thực hiện)

   0   Tổng số:
  Gửi ý kiến phản hồi
512