Sản phẩm khoa học - Viện Kỹ thuật Công trình

MỘT SỐ SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NỔI BẬT

1. Công nghệ cảnh báo, dự báo lũ sớm đến hồ

(Địa chỉ truy cập:  https://dl.dropboxusercontent.com/u/82697548/hochua/index.html)

Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập nhỏ khi có mưa lũ

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế

Ứng dụng thực tiễn: Công nghệ cảnh báo, dự báo lũ sớm đến hồ đã được ứng dụng vào một số địa phương trên cả nước như: hồ Trúc Đồng (Nghệ An), hồ sông Khán (Bình Thuận), hồ Rộc Cùng (Quảng Ninh)…

2.  Sổ tay an toàn đập nhỏ

Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập nhỏ khi có mưa lũ

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế

Ứng dụng thực tiễn: Cuốn sổ tay hướng dẫn những người quản lý thực hiện những công việc rất cụ thể, đưa ra những tình huống trong thực tế và hướng dẫn cách xử lý để đảm bảo hồ chứa an toàn.

Sổ tay được thiết kế để hướng dẫn những người trực tiếp vận hành quản lý hồ đập, kể cả những người không có chuyên môn sâu về thủy lợi.

3. Giải pháp cấp nước tạo nguồn cho sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch

(Giải quyết trực tiếp vấn đề ô nhiễm các sông nội đô)

Đề tài: Nghiên cứu giải pháp công trình lấy nước tự chảy cho sông Đáy, sông Nhuệ và sông Tô Lịch

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế

Ứng dụng thực tiễn: Nghiên cứu đã xây dựng thành công tuyến công trình lấy nước tự chảy, cấp nước liên tục cho sông Đáy, sông Nhuệ và sông Tô Lịch, trực tiếp giải quyết bài toán hồi sinh các dòng sông nội đô theo đúng nghĩa của nó.

Qua tính toán cho thấy, tuyến công trình lấy nước tự chảy có thể lấy nước từ sông Đà, qua cống Lương Phú về cấp cho sông Tô Lịch với lưu lượng có thể đạt tới >20 m3/s.

4.  Xây dựng thành công bản đồ dự báo diễn biến xói lở sông Hồng

Đề tài: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả các công trình bảo vệ bờ dọc sông Hồng trên địa bàn Hà Nội

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Quang Cường

Ứng dụng thực tiễn: Nghiên cứu đã xây dựng thành công bản đồ dự báo diễn biến xói lở lòng dẫn sông Hồng. Kết quả dự báo sẽ là cơ sở để xây dựng các công trình bảo vệ bờ trong tương lai qua tính toán trên mô hình thủy lực hai chiều (MIKE21).

5. Đề tài: Nghiên cứu tác động của các công trình trên sông đến sự ổn định của lòng dẫn sông Hồng – Thành phố Hà Nội

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế

Mã số: 01C-05/14-2017-3 

Thuộc chương trình (mã số): 01C-05

Thời gian thực hiện (Số tháng - từ tháng/năm đến tháng/năm): 24 tháng, bắt đầu từ 08/2017 đến tháng 07/2019. 

Đơn vị chủ trì thực hiện: Viện Kỹ thuật công trình

Nội dung: Nghiên cứu hiện trạng của các công trình trên sông Hồng (cầu giao thông, kè chỉnh trị, kè bảo vệ bờ, đập khóa…) và đánh giá những diễn biến bất lợi của chúng tới lòng dẫn sông Hồng bằng phần mềm thủy lực 2 chiều MIKE21. Từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế, giảm thiểu tác động bất lợi. Kết quả mô phỏng công trình trên mô hình toán 2 chiều MIKE 21:

6. Đề tài: Nghiên cứu giải pháp công trình chống bồi tụ tại các cửa lấy nước dọc sông Hồng trên địa bàn Hà Nội, để đảm bảo lấy nước hiệu quả

Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Đình Trinh

Mã số: 01C-05/01-2016-03

Thuộc chương trình (mã số): 01C-05

Thời gian thực hiện (Số tháng - từ tháng/năm đến tháng/năm): 24 tháng, bắt đầu từ 07/2016 đến tháng 06/2018.

Đơn vị chủ trì thực hiện: Viện Kỹ thuật công trình

Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề bồi lắng tại 9 cửa lấy nước trê sông Hồng hiện nay và đưa ra các giải pháp cụ thể. Trong đó, giải pháp sử dụng van ngầm chống bồi là một giải pháp mang lại hiệu quả cao và được ứng dụng ở các nước phát triển trên thế giới nhưng vẫn là một công nghệ mới mẻ ở Việt Nam. Bên cạnh đó xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu bồi tụ các cửa lấy nước dọc sông Hồng Hà Nội để phục vụ việc quản lý thuận lợi của Nhà nước cũng như đơn vị có liên quan.

Địa chỉ truy cập: http:// 113.190.42.11:8888/cln/public/

 

Giao diện phần mềm cơ sở dữ liệu bồi tụ các cửa lấy nước dọc sông Hồng – Hà Nội

 

 

SẢN PHẨM GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

Đề tài: Nghiên cứu sử dụng phế thải tro bay làm vật liệu xây dựng gia cố đê sông kết hợp giao thông.

Nghiên cứu này là kết quả nghiên cứu luận án tiến sĩ của NCS Đặng Công Hưởng do PGS Nguyễn Hữu Huế hướng dẫn và đã bảo vệ thành công năm 2018. Các kết quả nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn, đặc biệt là với tình hình thực tế về hệ thống các công trình đê điều ở Việt Nam và yêu cầu về sử dụng tro bay trong xây dựng của Thủ tướng chính phủ.

Thông qua nghiên cứu này, đã chỉ ra những cơ sở cần thiết để tận dụng khối lượng phế thải tro bay từ các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam. Trong đó, các mẫu thí nghiệm tro bay thí nghiệm được lấy từ nhà máy nhiệt điện Đông Triều và nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Sau khi phân tích, nghiên cứu và xử lý số liệu, đã đạt được kết quả tối ưu về thành phần phần trăm tro bay tối ưu để sử dụng gia cố đê sông:

- Tỷ lệ 90% đất gia cố (85% đất + 15% tro bay) + 10% xi măng là tỷ lệ tối ưu để gia cố nền đê để đạt được sự kết hợp vận chuyển cần thiết.

DỰ ÁN VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

  1. Nhiệm vụ: Xây dưng bản đồ ngập lụt các hồ chứa nước trên các lưu vực sông liên tỉnh.

Đơn vị thực hiện: Liên danh VKTCT, Viện Kỹ thuật Tài Nguyên nước, Viện thủy văn môi trường và biến đổi khí hậu.

Gói thầu: Xây dựng cơ sở dữ liệu và đưa bản đồ lên WebGis

Gói thầu: Tổng hợp biên tập phương án sơ tán dân và in bản đồ ngập lụt hạ du hồ chứa các lưu vực sông

Cả hai gói thầu đều thuộc nhiệm vụ: “Xây dưng bản đồ ngập lụt các hồ chứa nước trên các lưu vực sông liên tỉnh”, đây là một nội dung đã được thực hiện năm 2018 với mục đích đưa phương án sơ tán dân lên bản đồ ngập lụt hạ du hồ chứa phục vụ triển khai phương án ứng phó trong các tình huống khẩn cấp của Tổng cục phòng chống thiên tai đặt hàng. Bên cạnh đó cũng đưa các bản đồ này lên WebGis để dễ dàng tra cứu và lưu trữ cho các đơn vị liên quan.

Giao diện cơ sở dữ liệu WebGis

Tập bản đồ ngập lụt và phương án sơ tán dân

 

 

Đề tài KHCN cấp Nhà nước

Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp tôn tạo và chống xói lở đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa” Viện Kỹ thuật công trình phối hợp thực hiện với Viện Kỹ thuật công binh, Bộ Tư lệnh Công binh

Mục tiêu đề tài: ứng dụng giải pháp công nghệ có tính linh hoạt cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện thi công tại đảo để tôn tạo và chống xói lở bờ đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa phục vụ an ninh, quốc phòng và kinh tế

Kinh phí: 9.488 triệu    

Thời gian thực hiện: 2015-2017

Ảnh chụp công trình phá sóng, tạo bãi trên đảo Sơn Ca, quần đảo Trường Sa, tháng 12/2015

 

Đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP DUY TRÌ DÒNG CHẢY TỐI THIỂU HỆ THỐNG SÔNG LIÊN VÙNG HÀ NỘI, HÀ NAM CÓ XÉT VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA SÔNG HỒNG NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC"

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế

Mã số: KC.08.27/16-20 

Thuộc chương trình (mã số): KC08/16-20

Thời gian thực hiện (Số tháng - từ tháng/năm đến tháng/năm): 30 tháng, bắt đầu từ 07/2018 đến tháng 12/2020. 

Đơn vị chủ trì thực hiện: Trường Đại học Thủy lợi

Nội dung: Đánh giá được thực trạng, diễn biến, nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước các sông liên vùng Hà Nội, Hà Nam. Đề xuất được các giải pháp khoa học công nghệ duy trì dòng chảy tối thiểu của hệ thống sông liên vùng Hà Nội, Hà Nam có xét đến vai trò điều tiết của sông Hồng nhằm tăng cường khả năng tự làm sạch và cải thiện chất lượng môi trường nước.

Đề tài đã nghiên cứu đề xuất tuyến công trình dẫn nước tự chảy số 1 và tuyến công trình dẫn nước tự chảy số 2 như sau:

Tuyến công trình dẫn nước tự chảy số 1

Tuyến công trình dẫn nước tự chảy số 2

 

 

 

CÁC HỘI THẢO KHOA HỌC TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

  1. Hội thảo an toàn hồ đập (2015)

Nội dung: Hội thảo cùng bàn luận về hiện trạng an toàn hồ đập trong bối cảnh hiện nay khi biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt và khốc liệt. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng bàn luận và đưa ra một số giải pháp mới về kết cấu, công nghệ để đảm bảo an toàn hồ đập trong điều kiện mưa lũ lớn và bất thường.

 

 

  1. Hội thảo cùng các chuyên gia nước ngoài (2014)

Nội dung: Nhật Bản là một trong những quốc gia có nên khoa học và kỹ thuật phát triển. Viện KTCT đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo cùng các nhà khoa học Nhật Bản bàn về một số giải pháp bảo vệ bờ sông, bờ biển, và dự báo các thiên tai như lũ lụt, hạn hán. Hiện nay, Viện KTCT đang phối hợp cùng một số chuyên gia Nhật Bản xây dựng lý thuyết tính toán mới về công tác dự báo, cảnh báo lũ sớm đến hồ nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tế.

  1. Hội thảo cùng BQL dự án thủy điện Lai Châu (2015)

Nội dung: Buổi hội thảo diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi giữa những người con Thủy Lợi. Đây là cơ hội để các cán bộ viện KTCT chia sẻ những kinh nghiệm quý báu với BQL về một số giải pháp đảm bảo an toàn công trình trong quá trình thi công. Ngoài ra, Viện cũng đã chia sẻ một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng thi công công trình.

  1. Hội thảo quốc tế “

Nội dung: Hội thảo chuyên đề về công nghệ vùng đất thấp diễn ra tại Trường Đại học Thủy lợi từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 9 năm 2018. Tại hội thảo, tập hợp các nhà nghiên cứu và kỹ sư làm việc ở các vùng đất thấp, trình bày kết quả nghiên cứu của họ, trao đổi thông tin, tạo điều kiện kết nối và thúc đẩy và thúc đẩy các công nghệ liên quan đến vùng đất thấp phát triển. Cũng trong hội thảo đã trình bày nghiên cứu của VKTCT về khoa học công nghệ vùng đất thấp: “ANALYSIS OF THE CURRENT STATUS OF WATER QUALITY AND CAPACITY TO SUPPLY WATER TO THE INNER RIVERS OF HANOI CITY”. Với nội dung đánh giá hiện trạng chất lượng nước và đánh giá khả năng cung cấp dòng chảy liên tục vào các sông nội thành Hà Nội để làm cơ sở cho các nghiên cứu về tăng cường khả năng tự làm sạch cho các sông nội đô.

  1. “Hội thảo QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT" – ICMSET 2019 (USA)

Nội dung: Hội thảo diễn ra từ từ ngày 15 đến 17 tháng 3 năm 2019 tại Saipan, Hoa Kỳ. Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Hữu Huế đã trình bày một trong những nghiên cứu mới về lĩnh vực khoa học vật liệu mang tên: “Utilization of fly ash waste as a construction material for river dike reinforcement in combination with transportation” (Nghiên cứu sử dụng phế thải tro bay làm vật liệu xây dựng gia cố đê sông kết hợp giao thông). Đây được cho là giải pháp hữu ích giúp giảm khối lượng chất thải tro bay ngày một lớn do các nhà máy nhiệt điện thải ra.

 

Tổ chức đào tạo các lớp học ngắn hạn

Viện kỹ thuật Công trình là cơ quan nghiên cứu đầu nghành với các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong công tác đào tạo, giảng dạy với các kinh nghiệm thực tế phong phú về lĩnh vực thủy lợi, giao thông và xây dựng.

Với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, hàng năm Viện liên tục tổ chức đào tạo các lớp ngắn hạn như: Autocad, BIM, Sap 2000, Dự toán, Ansys, Mapinfo, GIS…

 

 

 

   0   Tổng số:
  Gửi ý kiến phản hồi
766