Tìm hiều đề tài “Nghiên cứu các giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập khi có mưa lũ”
Như các bạn đã biết Đại học Thủy lợi nổi tiếng với một lịch sử đầy hào hùng cũng như rất nhiều thành tích trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước Việt Nam ta. Nổi bật trong đấy chính là nguồn nhân lực ngành đã xây dựng và trực thuộc khoa Công Trình. Tiền thân của khoa Công trình có thể xem là khoa Thủy công Thủy điện trước đây được thành lập vào ngày 12 tháng 10 năm 1966. Sau 55 năm xây dựng và phát triển đến bây giờ, Khoa đã có rất nhiều phát minh cũng như những nghiên cứu về khoa học nổi trội nhất trong số nhiều những nghiên cứu của khoa đó chính là đề tài nghiên cứu về “Nghiên cứu các giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập khi có mưa lũ”
An toàn hồ đập là một chủ đề lớn thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia cũng như toàn xã hội thời gian gần đây. Đối với Đại học Thủy lợi nó cũng là một đề tài vô cùng quan trọng. Từ 1/2014 cho đến6/2016 Trường Đại họcThủy lợi đã tổ chức HỘI THẢO ĐỀ TÀI NCKH “Nghiên cứu các giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập khi có mưa lũ” .
- Chủ nhiệm đề tài là PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế, cùng với sự góp mặt của các cá nhân tham gia đề tài: ThS. Nguyễn Hữu Thảnh, PGS.TS. Trần Thanh Tùng, GS.TS. Phạm Ngọc Quý, GS. TS. Phạm Thanh Te, ThS. Nguyễn Văn Sơn, TS. Hoàng Thanh Tùng, PGS. TS. Nguyễn Quang Cường, TS. Hỗ Sỹ Tâm, ThS. Đinh Hoàng Quân, Đồng Văn Tự .
Phát biểu trong hội nghị PGS.TS Nguyễn Hữu Huế cho biết :“Bên cạnh các lợi ích tích cực, hồ chứa luôn tiềm ẩn nguy cơ và sự cố gây thiệt hại về người và của. Những tồn tại trong thiết kế, thi công và quản lý hồ chứa cũng như những biến đổi bất thường về khí hậu làm cho các tác động xấu này trầm trọng thêm, đặc biệt có thể dẫn đến nguy cơ làm mất an toàn, làm vỡ đập và gây ra thảm họa cho khu vực hạ du. Làm thế nào để xây dựng, quản lý và vận hành an toàn, hiệu quả các công trình hồ đập nhỏ khi có mưa lũ lớn là bài toán khó và mang tính thời sự hiện nay. Trường Đại học Thủy lợi tổ chức hội thảo nhằm mục đích tạo một diễn đàn để công bố các kết quả nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, thảo luận rộng rãi, định hướng và tư vấn về các vấn đề này".
Tại diễn đàn hội thảo, các chủ đề chính đã được trình bày và tham luận trực tiếp, mang tính thiết thực, sát với yêu cầu thực tiễn và hàm lượng khoa học cao. Hội nghị diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến khác nhau cũng như các sáng kiến của mọi người góp mặt trong hội nghị. Kết thúc hội thảo đề tài đã cho ra cuốn sổ tay "An toàn đập nhỏ” để hướng dẫn những người trực tiếp vận hành quản lý hồ chứa tại hiện trường, kể cả những người không có chuyên môn về hồ chứa. Sổ tay an toàn đập nhỏ đưa ra một số khái niệm cơ bản, quy trình quản lý an toàn đập, hướng dẫn kiểm tra, hướng dẫn bảo trì, hướng dẫn vận hành hồ chứa, kế hoạch ứng phó khẩn cấp, giới thiệu các công trình xả lũ đặc biệt và các phụ lục cần thiết trong quá trình quản lý an toàn đập. Cũng như xây dựng thành công công cụ cảnh báo lũ đến hồ cho mọi người biết và phòng tránh lũ đến.Công cụ này nhằm đến cảnh báo dòng chảy lũ đến hồ dựa trên nguyên lý nhận dạng/ dự báo mưa rồi kết hợp với các mô hình mô phỏng quá trình mưa dòng chảy để tính toán dòng chảy lũ đến hồ. Mô hình được kiểm định, chứng nhận phù hợp với thực tế và có thể áp dụng chạy mô phỏng theo thời gian thực.
Qua cuộc họp trên đã cho chúng ta thấy rõ hơn về vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bởi vì: Xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, năng lực phục vụ cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
Dưới đây là một số hình trong cuộc họp:
Hình 1: PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế phát biểu khai mạc Hội thảo
Nguyễn Giang Anh Tài-63Cx3