Công trình thủy lợi Phai Cát - Lai Châu

Em xin tự giới thiệu em tên là Nguyễn Thùy Trang lớp 61C , ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy-khoa công trình trường đại học thủy lợi .

Thế giới khẳng định “nước là tài nguyên quan trọng thứ hai sau tài nguyên con người”. Chính vì vậy, ngay sau khi chúng ta giành được độc lập, Bác Hồ và Chính phủ đã thành lập cơ quan quản lý nước.

Nằm trên mảnh đất hình chữ S Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới có vị trí địa nằm ở phía bắc của tỉnh Lai Châu, nằm trong tọa độ địa lý từ 22025’ đến 22051’ vĩ độ Bắc, 103008’ đến 103036’ kinh độ Đông, cách tỉnh lỵ Lai Châu 30km. Phía bắc giáp huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía đông và đông nam giáp tỉnh Lào Cai, phía nam giáp huyện Tam Đường và thành phố Lai Châu, phía tây và tây nam giáp huyện Sìn Hồ. Phong Thổ có đường biên giáp với huyện Kim Bình (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) dài 97,229km, với 51 cột mốc biên giới, trong đó 12 cột mốc giới 3, 20 cột mốc giới đôi, 15 cột mốc giới đơn, 4 cột mốc giới phụ (27 cột mốc giới do Việt Nam cắm và 24 cột mốc giới do phíaTrung Quốc cắm), có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng.

Huyện Phong Thổ có 18 xã và thị trấn: Bản Lang, Dào San, Hoang Thèn, Huổi Luông, Khổng Lào, Lản Nhì Thàng, Ma Ly Chải, Ma Ly Pho, Mồ Sì San, Mù Sang, Mường So, Nậm Xe, Pa Vây Sử, Sì Lở Lầu, Sin Suối Hồ, Tung Qua Lìn, Vàng Ma Chải và thị trấn Phong Thổ. Trong đó có 13 xã biên giới tiếp giáp với Trung Quốc. Phong Thổ có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi cao thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 1.000-1.500m (điểm cao nhất là 1.800m, thấp nhất là 270m), xen kẽ là những thung lũng hẹp, được chia thành các vùng sau: Địa hình vùng núi cao, địa hình vùng núi thấp.

Khí hậu huyện Phong Thổ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Mùa hè có gió mùa Đông Nam, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc kéo theo từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh, khô và ít mưa.

Là 1 huyện còn gặp nhiều khó khăn đời sống người dân còn lạc hậu ở  vùng cao . Huyện Phong Thổ có độ dốc lớn nguồn nước ngầm không có, những bể chứa nước sạch vẫn cạn trong mùa khô. Nước khan hiếm nên còn cảnh bà con phải lấy nước tại các mó, con suối về sinh hoạt rất vất vả. Một gáo nước phải tái sử dụng nhiều lần cho các mục đích sinh hoạt hàng ngày nên không đảm bảo vệ sinh. Những vùng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp cũng lâm vào cảnh không có nước tưới. Những cánh đồng, thửa ruộng bỏ hoang hay khô cằn cho năng suất thấp khiến bà con càng khó thoát nghèo.  Tại các trường học trên địa bàn xã, học sinh ăn, ở bán trú nên nhu cầu về nước rất quan trọng . Do đó, nhu cầu đảm bảo nước sinh hoạt trên địa bàn xã là vô cùng cấp thiết . Năm 2020-2021 là 1 trong những năm khó khăn về kinh tế vì chịu sự tác động của SARS-COV-2 nhưng nông dân vẫn phải sản xuất nông nghiệp ngành Thủy Lợi vẫn phải vận hành.

Nắm bắt những khó khăn về vấn đề thiếu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất của người dân nơi đây . Ngành thủy lợi đã xây dựng cụm công trình Phai Cát nằm trên suối Nậm Lum thuộc bản Phai Cát ,xã Khổng Lào , huyện Phong Thổ , tỉnh Lai Châu.

Công trình Thủy Lợi Phai Cát -Lai Châu

Chủ nhiệm :Hoàng Kim Minh Tuấn

Chức vụ : Trưởng phòng Kỹ thuật công trình Thủy lợi

Cơ quan làm việc : Trung tâm Chính sách và kỹ thuật thủy lơi-tổng cục thủy lơi-Bộ Nông Nghiệp và PTNT

Cựu sinh viên : Khóa 38 Khoa Công Trình - Trường Đại Học Thủy Lợi

Công trình ở tọa độ: + Vĩ tuyến 20032’08”

                                 +Kinh tuyến 103022’22”

Khu hưởng lợi, hình thành hai khu ruộng bậc thang là Khổng Lào và Mường Xo, với độ dốc bình quân từ 3 độ : 6độ đã hình thành ruộng bậc thang, thuận lợi cho bố trí hệ thống kênh tự chảy. Tài liệu địa hình đã khảo sát:

- Bình đồ khu tưới tỷ lệ 1/1000: 200 ha

- Trắc dọc, ngang đập, kênh chính: 6500m

- Bình đồ vị trí đập, tuyến kênh tỷ lệ 1/500: 25

Theo lời kể của bác Hoàng Kim Minh Tuấn chủ nhiệm công trình cho biết: Những ngày đầu làm thi công , công trình thủy lợi trên vùng núi gặp khó khăn trăm bề...”khó trong việc vận chuyển vật liệu đi qua các khe suối  Nhiều lần các chủ xe ô tô vẫn không chịu vận chuyển vì đường giao thông về xã rất khó đi, nhất là sau các cơn mưa giông thì đường bị xói lở nghiêm trọng, nguy hiểm. Do đó gặp không ít khó khăn trong việc tập kết xi măng, cốt thép tại công trình để đảm bảo đúng tiến độ”. Trong quá trình đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn , phải tập thích nghi  với điều kiện khí hậu , địa hình và tập quán nhân dân ở vùng cao miền núi mới có thể đảm trách được khâu thi công.

* Nhiệm vụ, mục tiêu khi xây dựng công trình Thủy Lợi :

- Cấp nước tưới tự chảy cho 60 ha diện tích canh tác để đưa hệ số sử dụng diện tích này lên gấp 3 lần (60 ha vụ mùa, 60 ha vụ chiêm xuân và 60 ha ngô vụ đông).

- Tạo nguồn tưới cho 50 ha đất vườn, cây công nghiệp.

- Cấp nước sinh hoạt cho 1700 người của các bản Phai Cát, Huổi Long, Huổi Bảo, Bản Cang với mức 100lít/người/ngày.

- Giải quyết nhu cầu đi lại của nhân dân qua suối vì cầu treo Phai Cát đã bị lũ cuốn trôi.

Công trình xây dựng xong được đưa vào sử dụng bà con rất phấn khởi, cuộc sống sinh hoạt của bà con thuận lợi hơn. Công trình được xây dựng đạt chất lượng, góp phần đưa nguồn nước về tưới tiêu thường xuyên cho các thửa ruộng bậc thang. Nhờ đó nông dân đều sản xuất được 2 vụ lúa/năm. Năng suất lúa hạt cũng tăng lên, đồng thời nhờ có nước tưới nhiều các khu đất được bà con khai hoang mở rộng đưa vào canh tác trồng các loại cây công nghiệp cây ăn quả …mang lại lợi ích kinh tế cho bà con . . Hiệu quả đem lại là nhờ cấy lúa 2 vụ/năm nên các hộ dân trong xã cũng như ngoài xã đã ổn định được nguồn lương thực tại chỗ, tình trạng thiếu đói  không còn tái diễn .

Việc đưa nước sinh hoạt đến với người dân trong xã ngoài xã đã đáp ứng được nguyện vọng của bà con vùng cao . Đồng thời, thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, góp phần từng bước cải thiện đời sống Nhân dân. 

Lao động là vinh quang!

Nguyễn Thùy Trang – 61C

   0   Tổng số:
  Gửi ý kiến phản hồi
381