Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng

1. Giới thiệu chung

Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng là đơn vị trực tiếp thực hiện các công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học-công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học vào đào tạo, sản xuất, quản lý thi công và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các kỹ sư chuyên ngành, đào tạo các cán bộ giảng dạy trẻ. Bộ môn có trách nhiệm trong việc giáo dục và rèn luyện sinh viên thông qua các hoạt động phục vụ ngành nghề của Ngành đào tạo của Khoa Công trình và của Nhà trường.

Sau 63 năm thành lập, trải qua rất nhiều thời kỳ phát triển của trường Đại học Thủy lợi, bộ môn đã thay đổi tên gọi ban đầu là Thi công thành Công nghệ và Quản lý xây dựng để phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành xây dựng. Nhiều thầy cô công tác tại bộ môn rồi đã được tín nhiệm giữ các chức vụ trọng yếu của Trường, của Ngành Thuỷ lợi, bộ NN& PTNT như GS.TS Vũ Trọng Hồng, GS.TS. NGND Lê Kim Truyền, GS.TS. NGUT Vũ Thanh Te, PGS.TS Nguyễn Hữu Huế ... Hiện nay bộ môn được nhà trường giao nhiệm vụ quản lý hai ngành đào tạo là Công nghệ Kỹ thuật xây dựng và Quản lý xây dựng.

 

  1. Danh sách giảng viên – cộng tác viên của BM

a) Giảng viên của bộ môn

TT

Họ và tên

Chức vụ

Email

1

PGS.TS. Nguyễn Trọng Tư

Trưởng BM

[email protected]

2

PGS.TS. Dương Đức Tiến

Phó Trưởng BM, Phó Viện trưởng Viện KTCT

[email protected]

3

PGS.TS. Đồng Kim Hạnh

Phó Trưởng BM, Chủ tịch Công đoàn Khoa

 

[email protected]

4

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường

[email protected]

5

 

PGS.TS. Nguyễn Quang Cường

Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật công trình

[email protected]

6

TS. Đinh Thế Mạnh

Giám đốc VP Tư vấn KĐCLCT

[email protected]

7

TS. Nguyễn Văn Sơn

Phó Trưởng ban KHCN&HTQT Phân hiệu

[email protected]

8

TS. Trần Văn Toản

GVC

[email protected]

9

TS. Thân Văn Văn

GV

[email protected]

10

TS. Hồ Hồng Sao

GV

[email protected]

11

TS. Lê Thái Bình

GVC

[email protected]

12

ThS. Dương Thị Thanh Hiền

GV

[email protected]

13

TS. Mai Lâm Tuấn

GVC

[email protected]

14

Th.S. Đinh Hoàng Quân

GVC

[email protected]

15

TS. Nguyễn Thị Huệ

GV

[email protected]

16

ThS. Ngô Thị Thùy Anh

GV

[email protected]

 

b) Cộng tác viên

TT

Họ và tên

Chức vụ

1

GS.TS. Vũ Trọng Hồng

Nguyên Thứ trưởng - Bộ NN&PTNT, Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi

2

GS.TS. Lê Kim Truyền

Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHTL

3

GS.TS Vũ Thanh Te

Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐHTL, Nguyên Trưởng bộ môn Bộ môn CN và QLXD

4

GS.TS. Hồ Sĩ Minh

Nguyên Giám đốc VPTV TĐTK  và  GĐCL Công trình – Trường ĐHTL; Nguyên Trưởng Bộ môn CN và QLXD

5

PGS.TS. Lê Văn Hùng

Nguyên Trưởng phòng KHCN – Trường ĐHTL, Nguyên Trưởng Bộ môn CN và QLXD

6

PGS.TS. Lê Đình Chung

Nguyên Phó trưởng Khoa Công trình – Trường ĐHTL

7

PGS.TS. Bùi Văn Vịnh

Nguyên Phó phòng Đào tạo Đại học và sau đại học, Nguyên Phó trưởng Khoa Công trình Trường ĐHTL

9

GVC. Vũ Đức Khoan

Nguyên Trưởng  phòng  Tổ  chức  - Hành  chính ; Nguyên Trưởng Bộ môn CN và QLXD

10

GVC. Tống Văn Hăng

Nguyên Phó  trưởng Bộ môn CN và QLXD

11

GVC. Đồng Đạo Tuyết

Nguyên giảng  viên chính Bộ môn CN và QLXD

12

GVC. Hà Quang Phú

Nguyên Phó  trưởng Bộ môn CN và QLXD

13

TS Nguyễn Trung Anh

Nguyên giảng viên Bộ môn CN và QLXD

14

TS Mỵ Duy Thành

Nguyên giảng viên Bộ môn CN và QLXD

  1. Các hướng nghiên cứu
  • Công nghệ kỹ thuật xây dựng công trình thủy, công trình biển, công trình giao thông, xây dựng DD&CN, công trình ngầm.
  • Tổ chức và Quản lý xây dựng.
  • Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
  • Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
  • Quản lý rủi ro của dự án đầu tư xây dựng công trình
  • Quản trị hiệu quả công trình xây dựng
  • Quản lý an toàn và môi trường trong xây dựng
  • Quản lý Đấu thầu và hợp đồng trong xây dựng
  • Quản lý an toàn hồ đập, phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu
  1. Danh sách các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia sản xuất

a) Các đề tài cấp Nhà nước

TT

Chủ nhiệm đề tài

Năm thực hiện

Tên đề tài

1

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế

2023-nay

Nghiên cứu lún mặt đất phục vụ chống ngập khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị Đồng bằng sông Cửu Long

2

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế

2021

Nghiên cứu đề xuất giải pháp duy trì dòng chảy tối thiểu hệ thống sông liên vùng Hà Nội, Hà Nam có xét đến vai trò điều tiết của sông Hồng nhằm tăng cường khả năng tự làm sạch và cải thiện chất lượng môi trường nước

3

PGS.TS. Dương Đức Tiến

2020-nay

Nghiên cứu đề xuất tiêu chí “chủ động phòng chống, an toàn trước thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu” và giải pháp thực hiện, phục vụ phát triển bền vững nông thôn mới giai đoạn sau 2020

4

GS. TS. Lê Kim Truyền

2004–2005

Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn điều hành cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng

5

GS. TS. Lê Kim Truyền

2004 - 2005

Điều tra Nguyên nhân và tìm giải pháp chống hạn miền Trung và Tây Nguyên

6

GS. TS. Vũ Thanh Te

2004 - 2005

Nghiên cứu chế độ Thuỷ lực của lòng dẫn có vật cản là lớp phủ thực vật

 

b) Các đề tài cấp bộ / tỉnh

TT

Chủ nhiệm đề tài

Năm thực hiện

Tên đề tài

1

PGS.TS. Dương Đức Tiến

2022-nay

Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ cảnh báo trực tuyến nguy cơ ngập lụt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phục vụ phát triển đô thị thích ứng biển đổi khí hậu

2

PGS.TS. Nguyễn Trọng Tư

2022

Xây dựng hướng dẫn khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu cứng hóa đất bùn dùng cho đê bao bờ bao thuộc đề tài cấp Nhà nước: Nghiên cứu công nghệ cứng hóa đất bùn nạo vét để sử dụng trong san lấp mặt bằng thay thế cát. (Đề tài nhánh cấp Nhà nước)

3

TS. Trần Văn Toản

2020-nay

Nghiên cứu giải pháp sử dụng đất ngập nước trong phạm vi lòng hồ phục vụ việc nâng cấp, sửa chữa các công trình vật liệu địa phương khu vực Bắc Trung Bộ

4

TS. Đinh Thế Mạnh

2020-2022

Nghiên cứu giải pháp sử dụng đất ngập nước trong phạm vi lòng hồ phục vụ việc nâng cấp, sửa chữa và xây dựng các công trình vật liệu địa phương khu vực các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”

5

PGS.TS. Nguyễn Trọng Tư

2016

Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật sử dụng vật liệu tại chỗ để xây dựng nâng cấp đập vừa và nhỏ Vùng Tây Nguyên

6

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế

2017

Nghiên cứu đảm bảo an toàn hồ đập nhỏ khi có mưa lũ

7

PGS.TS Dương Đức Tiến

2014-2015

Nghiên cứu nâng cao hiệu quả của các trạm bơm tưới dọc sông Hồng trên địa bàn Hà Nội

8

GS.TS. Lê Kim Truyền

2012-2014

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai (lũ, hạn) và đảm bảo an toàn hồ chứa nước khu vực miền trung trong điều kiện biến đổi khí hậu

9

PGS.TS Nguyễn Trọng Tư

2010

Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo đảm sự ổn định và độ bền của đê biển hiện có trong trường hợp sóng, triều cường tràn qua đê. (Đề tài nhánh cấp Nhà nước)

10

PGS. TS. Lê Đình Chung

2004-2005

Nghiên cứu nổ mìn cấp phối đá phục vụ đắp đập chính Cửa Đạt

PGS.TS. Lê Văn Hùng

11

PGS. TS. Lê Đình Chung

2005-2006

Nghiên cứu công nghệ đầm nén đá phục vụ đắp đập chính Cửa Đạt

PGS.TS. Lê Văn Hùng

 

  1. Cơ sở vật chất
  • 02 phòng làm việc chuyên môn;
  • Các thiết bị phục vụ thực hành, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên
  • Các thiết bị kiểm tra chất lượng công trình đất, đá, bê tông và thép.
  1. Các môn học

 

TT

Tên môn học

Nội dung

1

Thi công 1

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật và tổ chức thi công xây dựng công trình bao gồm Kỹ thuật thi công xử lý nền, công nghệ thi công đất, công nghệ thi công bê tông, công tác tổ chức thi công xây dựng công trình.

2

Thi công 2 (CTT)

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật và tổ chức thi công xây dựng công trình thủy.

3

Thi công 2 (DKT)

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật và tổ chức thi công xử lý nền móng.

4

Thi công 2 (XDDD)

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật và tổ chức thi công xây dựng công trình xây dựng dân dụng.

5

Dẫn dòng thi công và công tác hố móng

Đồ án Dẫn dòng thi công và công tác hố móng

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lựa chọn sơ đồ dẫn dòng hợp lý về kinh tế và kỹ thuật; thiết kế các công trình tạm phục vụ dẫn dòng; Công tác hố móng và xử lý nền.

6

Công nghệ xây dựng công trình bê tông

Đồ án Công nghệ xây dựng công trình bê tông

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Lựa chọn thành phần bê tông, thiết kế mẻ trộn, phụ gia và thiết bị trộn; Thiết kế các kết cấu ván khuôn; Các phương pháp và phương tiện vận chuyển và thi công bê tông; Thiết bị và vị trí đổ bê tông tại chỗ; Thi công bê tông ứng suất trước và bê tông lắp ghép; Bê tông phun, bê tông ván khuôn chân không; Công tác tập kết vật liệu và hệ thống sản xuất bê tông công nghiệp; Bê tông trát và sửa chữa.

7

Công nghệ xây dựng công trình đất đá

Đồ án Công nghệ xây dựng công trình đất đá

Môn học Công nghệ xây dựng công trình đất đá tập trung vào việc áp dụng nguyên lý và thực tiễn kỹ thuật xây dựng để giải quyết các vấn đề thực tế trong xây dựng, ứng dụng vào thi công đập đất, đập đá, làm đường, nổ mìn và công tác đá …

8

Công nghệ xử lý nền móng

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương pháp xử lý nền móng, những nguyên tắc chung và thực tế; các công nghệ xử lý nền đất mềm yếu, xử lý nền thấm và xử lý nền đá; các phần mềm tính toán xử lý nền móng.

9

Tổ chức và quản lý xây dựng

Đồ án Tổ chức và quản lý xây dựng

Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức về Tổ chức và quản lý xây dựng bao gồm kiểm soát về thời gian, giá thành, chất lượng, an toàn và các hoạt động chính trị xã hội và các giải pháp bảo vệ môi trường. Môn học này là kiến thức cơ sở, giúp cho người học cũng như các nhà thiết kế và xây dựng có những giải pháp thiết kế tối ưu.

10

Công nghệ xây dựng công trình ngầm

Môn học giúp lựa chọn công nghệ thi công để thi công các công trình ngầm sâu dưới đất bao gồm các công tác đào đất đá, chống đỡ, vận chuyển, gia cố tạm và gia cố lâu dài, công tác thông khí, cấp điện, tiêu nước, kiểm soát chất lượng và an toàn lao động

11

An toàn xây dựng

Môn học trang bị cho kiến trúc sư, kỹ sư và những người tổ chức xây dựng hiểu biết luật pháp về bảo hộ lao động, nhận biết và kiểm soát các mối nguy hiểm trước khi bắt đầu xây dựng. Môn học này chỉ ra cách nhận biết những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng các máy móc thiết bị ở vị trí xây dựng.

12

Giám sát chất lượng công trình

Giới thiệu các văn bản pháp luật hiện hành về quản lý chất lượng công trình, các nội dung về giám sát chất lượng công trình từ giai đoạn khảo sát, giai đoạn thiết kế đến giai đoạn thi công

13

Nhập môn Công nghệ kỹ thuật xây dựng

Môn học này giới thiệu cho sinh viên ngành CNKTXD những kiến thức, kỹ năng cần thiết và quan trọng trong việc học tập, tìm hiểu và kỹ năng về ngành nghề.. nhằm nâng cao kết quả học tập, sự hiểu biết về ngành nghề và sự sẵn sàng cho khả năng học tập suốt đời của người học

14

Nhập môn Quản lý xây dựng

Môn học này giới thiệu cho sinh viên ngành QLXD những kiến thức, kỹ năng cần thiết và quan trọng trong việc học tập, tìm hiểu và kỹ năng về ngành nghề.. nhằm nâng cao kết quả học tập, sự hiểu biết về ngành nghề và sự sẵn sàng cho khả năng học tập suốt đời của người học.

15

Ứng dụng BIM trong xây dựng

Môn học này giúp sinh viên hiểu biết cơ bản về mô hình thông tin công trình, phân tích, lựa chọn một số ứng dụng cốt lõi của BIM vào thiết kế, thi công và quản lý dự án xây dựng.

16

Thực tập kỹ thuật xây dựng

Môn học giúp cho sinh viên làm quen với các thao tác kỹ thuật trong công tác xây dựng; học tập công tác tổ chức và quản lý của công trường xây dựng; tìm hiểu các công tác nghiệp vụ trên công trường.

17

Thực tập tốt nghiệp

Học phần thực tập tốt nghiệp là học phần gắn kết 2 khối kiến thức lý thuyết Ngành và chuyên ngành và Học phần tốt nghiệp. Mục đích của học phần thực tập tốt nghiệp là giúp sinh viên củng cố và bổ sung kiến thức lý luận, nghiệp vụ chuyên môn, nắm vững quy trình nghiệp vụ chuyên môn thông qua thực tập, vận dụng được kiến thức đã học để phân tích giải quyết các vấn đề của thực tiễn thuộc phạm vi chuyên môn của ngành và chuyên ngành ở các cơ sở thực tập; rèn luyện phương pháp công tác và năng lực tổ chức thực hiện công tác chuyên môn, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật; rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học, so sánh giữa lý luận và thực tiễn

18

Học phần tốt nghiệp

Học phần tốt nghiệp thực hành lựa chọn phương pháp dẫn dòng thi công và/hoặc phương pháp xử lý nền móng. Tính thiết kế tổ chức thi công cho các dạng công trình khác nhau. Thiết kế tiến độ thi công, mặt bằng công trường. Tính dự toán xây dựng công trình

  1. Sách xuất bản
  1. Hợp tác

Bộ môn có mối quan hệ hợp tác với nhiều đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế:

  • - Với các trường đại học, các viện: Trường Đại học xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc, Trường Đại học Giao thông vận tải, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, Viện Quy hoạch, …;
  • - Với các công ty: Tổng công ty Sông Đà; CTCP Tư vấn Xây dựng Thủy Lợi II (HECII); Tập đoàn Trung Nam, VINACONEX, …
  1. Liên hệ
  • Bộ môn CN&QLXD – Khoa Công trình – Trường Đại học Thủy lợi
  • Văn phòng Bộ môn: Phòng 414 Nhà A1
  • Điện thoại: (+84) 24 3563-64-57
  • E-mail: [email protected]
   0   Tổng số:
  Gửi ý kiến phản hồi
117