Bộ môn Địa kỹ thuật

  1. Giới thiệu chung

Bộ môn Địa kỹ thuật-Đại học Thủy lợi có 16 giảng viên, trong đó có 01 Giáo sư, 04 Phó Giáo sư, 11 Tiến sĩ là một trong số ít Bộ môn trong cả nước có lực lượng giảng viên đông với 100% Tiến sĩ, đảm nhận giảng dạy ở ba nhóm chuyên môn chính:

Địa chất công trình-Địa kỹ thuật

Cơ học Đất Nền móng và Kỹ thuật Công trình ngầm

Kỹ thuật Địa môi trường

Bộ môn trực tiếp quản lý ngành ngành Địa kỹ thuật Xây dựng cho hệ đào tạo Thạc sĩ (Mã ngành 8580211) và  đào tạo Tiến sĩ (Mã ngành 9580211). Từ năm 2013 đến nay, Bộ môn đã đào tạo được hơn 200 Thạc sĩ Địa kỹ thuật Xây dựng và 13 Tiến sĩ Địa kỹ thuật Xây dựng. Rất nhiều cựu học viên ngành Địa kỹ thuật Xây dựng Đại học Thủy lợi đang là lãnh đạo các Sở, Ban quản lý dự án Tỉnh trên phạm vi cả nước.

Hàng năm ngành Địa kỹ thuật Xây dựng-Đại học Thủy lợi tuyển sinh 20 học viên cao học và 05 NCS, thời gian tuyển sinh liên tục trong năm. Ứng viên có thể nộp hồ sơ đăng ký bất kỳ thời điểm nào trong năm và liên hệ theo email: [email protected] hoặc [email protected]

  1. Danh sách giảng viên cơ hữu

TT

Họ và tên

Chức vụ

Địa chỉ email

1

PGS. TS. Hoàng Việt Hùng

Trưởng Bộ môn, giảng viên cao cấp

[email protected]

2

PGS. TS. Bùi Văn Trường

Phó trưởng Bộ môn, giảng viên cao cấp

[email protected]

3

GS.TS. Trịnh Minh Thụ

Giảng viên cao cấp, Hiệu trưởng ĐHTL

[email protected]

4

PGS.TS Nguyễn Hồng Nam

Giảng viên Cao cấp

[email protected]

5

TS. Nguyễn Quang Tuấn

Giảng viên

[email protected]

6

TS. Trần Thế Việt

Giảng viên

[email protected]

7

TS. Nguyễn Văn Lộc

Giảng viên

[email protected]

8

TS. Đỗ Tuấn Nghĩa

Giảng viên

[email protected]

9

TS Nguyễn Thị Ngọc Hương

Giảng viên

[email protected]

10

TS Phạm Quang Tú

Giảng viên

[email protected]

11

TS Phạm Phú Vinh

Giảng viên

[email protected]

12

TS Phạm Huy Dũng

Giảng viên

[email protected]

13

TS Hoàng Thị Lụa

Giảng viên

[email protected]

14

TS Phan Khánh Linh

Giảng viên

[email protected]

15

TS Mạc Thị Ngọc

Giảng viên

[email protected]

16

TS Nguyễn Trung Kiên

Giảng viên

[email protected]

 

  1. Các hướng nghiên cứu

- Nghiên cứu giải pháp gia cố xử lý nền đất yếu và kỹ thuật nền móng;

- Nghiên cứu các giải pháp công trình, thiết bị nhằm khai thác hiệu quả công trình ngầm và không gian ngầm;

- Nghiên cứu giải pháp móng công trình đặc biệt;

- Phương pháp xác xuất và đánh giá rủi ro trong địa kỹ thuật;

- Nghiên cứu lý thuyết dẻo và ứng dụng trong môi trường đất;

- Nghiên cứu cơ học đất không bão hòa;

- Cơ học đá ứng dụng;

- Nghiên cứu lan truyền ô nhiễm đất và địa kỹ thuật môi trường;

- Nghiên cứu các vấn đề địa nhiệt;

- Nghiên cứu lan truyền sóng trong môi trường đất;

- Nghiên cứu động lực học trong địa kỹ thuật;

- Nghiên cứu kết cấu dự ứng lực;

- Trượt lở đất và biện pháp giảm thiểu.

  1. Danh sách các đề tài nghiên cứu
 

TT

Tên đề tài

Cấp quyết định, mã số

Số QĐ, ngày tháng năm QĐ, ngày nghiệm thu

1

Mở rộng lý thuyết của Coulomb xác định áp lực đất dính lên tường chắn

Đề tài cấp Bộ

1990

2

Tính chất xây dựng của đất đỏ bazan Tây Nguyên dùng để đắp đập

Đề tài cấp Bộ

1976

3

Ứng dụng tính nền theo phương pháp giới hạn độ tin cây

 

1986

4

Giếng giảm áp-Quy trình thi công và phương pháp kiểm tra-Nghiệm thu

Đề tài cấp Bộ

2005

5

Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định phạm vi bảo vệ đê điều

Đề tài cấp Bộ

2002

6

Nghiên cứu chế tạo thiết bị khảo sát nền yếu

Đề tài cấp Bộ

2001

7

Nghiên cứu biên soạn tiêu chuẩn xuyên tĩnh

Đề tài cấp Bộ

2000

8

Nghiên cứu xử lý cát chảy, hạ thấp mực nước ngầm bằng giếng lọc châm kim

Đề tài cấp Bộ

2002

9

Phân tích ổn định mái dốc theo lý thuyết hệ thống

Đề tài cấp Bộ

2000

10

Xử lý nền công trình Thuỷ lợi xây dựng trên nền đất yếu bằng hệ cọc đóng bê tông cốt thép đúc sẵn tại cùng đồng bằng Bắc Bộ

Đề tài cấp Bộ

1998

11

Xử lý vi phạm pháp lệnh đê điều tại đê Nhật Tân-Yên phụ

Đề tài cấp Bộ

1999

12

Nghiên cứu ứng dụng phần mềm GEO_SLOPE OFFICE cho hệ đất bão hoà trong thiết kế công trình Thuỷ lợi

Đề tài cấp Bộ

1996

13

Nghiên cứu cải tiến nội dung môn GEOMECANIQUE giảng cho ngành mỏ trường Đại học AGOSTINO NETO – ănggola

Đề tài cấp Bộ

1979

14

Nghiên cứu thiết kế, đề xuất các giải pháp thi công cọc cát xử lý nền đất yếu công trình Thủy lợi

Đề tài cấp cơ sở

2007

15

Nghiên cứu giải pháp xử lý nền đất yếu bằng phương pháp gia tải hút chân không

Đề tài cấp Bộ

2008-2011

16

Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp khao học công nghệ bảo đảm sự ổn định và độ bền của đê biển hiện có trong trường hợp sóng và triều cường tràn qua đê

Đề tài trọng điểm cấp nhà nước

KC 08/15-06/10

2008-2010

17

Nghiên cứu đánh giá và dự báo chi tiếthiện tượng trượt lở và xây dựng các giải pháp phòng chống cho thị trấn Cốc Pài Huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

Đề tài trọng điểm cấp nhà nước

KC 08/33-06/10

2009-2010

18

Nghiên cứu độ bền của đất đắp khi sử dụng vật liệu gia cường CONSOLID trong xây dựng đê biển

Đề tài cơ sở

2010

19

Nghiên cứu hoàn thiện công ngệ mới trong gia cố đê biển bằng phương pháp neo đất, sử dụng phụ gia CONSOLID và chống xói mòn lớp bảo vệ mái

Đề tài trọng điểm cấp nhà nước

KC08-03/11-15

2011-2015

20

Bằng độc quyền sáng chế: “Neo gia cố tấm lát mái bảo vệ đê biển”

Tác giả: Hoàng Việt Hùng-Trịnh Minh Thụ-Ngô Trí Viềng

Theo QĐ 10096 ngày 12/2/2012

Cục sở hữu trí tuệ

2012

21

Nghiên cứu bổ xung, xây dựng và xuất bản bộ bản đồ thiên tai phần đất liền của Việt nam dự trên kết quả nghiên cứu từ 2000 đến nay

Đề tài trọng điểm cấp nhà nước

KC08-28/11-15

2011-2015

22

Bằng độc quyền sáng chế:”Phương pháp phân thỏi phân tích ổn định mái dốc giải bằng tích phân”

Tác giả:Phạm Hữu Sy, Phạm Phú Vinh, Vũ Lê Minh

Theo QĐ 87528 ngày 11/12/2017

Cục sở hữu trí tuệ

2017

23

Nghiên cứu thiết lập hệ thống quan trắc theo thời gian thực, phục vụ cảnh báo sớm trượt lở đất

Đề tài nghị định thư cấp nhà nước hợp tác đa phương Nhật Bản-Thái Lan và Việt Nam

Chủ nhiệm: PGS.TS Hoàng Việt Hùng

2019-2022

24

Nghiên cứu ứng dụng khoan phụt vữa gia cố nền, thân đê và công trình trên đê bằng công nghệ khoan phụt vữa xi măng qua măng sét.

Đề tài cấp Bộ NN và PTNT

Chủ nhiệm PGS.TS Bùi Văn Trường

2021-2023

25

Nghiên cứu về việc lập bản đồ nguy cơ trượt lở và cơ chế phá hoại của mái dốc đào phục vụ công tác đề xuất giải pháp gia cố dọc tuyến cao tốc Hạ Long-Vân Đồn

Đề tài NAFOSTED chủ nhiệm TS Đỗ Tuấn Nghĩa

2021-2023

26

Nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất dựa trên các kịch bản mưa lớn ở độ phân giải cao kết hợp với điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất công trình, ứng dụng cho lưu vực sông Thao-Việt Nam.

Đề tài cấp Bộ NN và PTNT

Chủ nhiệm TS Trần Thế Việt

2019-2020

Đã nghiệm thu

  1. Cơ sở vật chất

Bộ môn có một phòng thí nghiệm với nhiều trang thiết bị hiện đại

Có một thư viện riêng với trên 4000 đầu sách chuyên ngành Địa kỹ thuật

 

  1. Các môn học

TT

Tên môn học

Nội dung môn học

1

Địa chất công trình

Cung cấp các kiến thức về địa chất, thành tạo đất đá, phân loại đất đá....

2

Cơ học đất

Kiến thức về đất phục vụ xây dựng, đặc tính cơ học của đất, phân bố ứng suất trong đất..

3

Địa kỹ thuật

Kiến thức về thành tạo đất đá, tính chất cơ học đất đá, giải pháp kỹ thuật công trình

4

Cơ học đá

Kiến thức về cơ học đá, tính chất nứt nẻ của đất đá

5

Nền Móng

Kiến thức về kỹ thuật nền móng, gia cố nền móng, thiết kế móng cọc

6

Các phần mềm ứng dụng trong Địa kỹ thuật

Trang bị kỹ năng sử dụng các phần mềm và kỹ năng mô phỏng bài toán thiết kế

7

Cơ học đất nâng cao

Cơ học đất nâng cao phần lý thuyết, nâng cao kỹ năng...

8

Nền móng nâng cao

Phân tích và ứng dụng lý thuyết trong nghiên cứu và ứng dụng thực tế.

9

Phương pháp phần tử hữu hạn trong địa kỹ thuật

Lý thuyết phần tử hữu hạn ứng dụng vào các bài toán địa kỹ thuật

10

Gia cố và xử lý nền móng

Tập trung vào xử lý nền, các giải pháp kỹ thuật xử lý nền

11

Công trình ngầm

Đặc điểm công trình ngầm và kết cấu công trình ngầm...

12

Phương pháp thí nghiệm trong phòng nâng cao

Vận dụng thí nghiệm và các thiết bị hiện đại, đặc thù và phân tích dữ liệu...

13

Phương pháp xác xuất trong địa kỹ thuật

Ứng dụng lý thuyết độ tin cậy trong địa kỹ thuật

14

Các phương pháp khảo sát trong địa kỹ thuật

Các phương pháp khảo sát địa chất công trình, khảo sát sức chịu tải hiện trường, đánh giá dữ liệu...

15

Móng cọc khoan nhồi

Các bước thiết kế và thi công cọc khoan nhồi, đặc điểm ứng dụng

16

Thấm và các công trình đất

Đặc điểm thấm và công trình đất và kỹ thuật chống xói ngầm, mất ổn định khối đất

17

Địa kỹ thuật và địa kỹ thuật môi trường

Phân tích sự lan truyền ô nhiễm trong đất và thiết kế công trình lưu chứa chất thải.

18

Địa kỹ thuật trong động đất

Phân tích đặc điểm vật liệu đất và các mô hình kết cấu trong phân tích động đất

19

Cừ thép và kết cấu chắn giữ đất

Phân tích các bước thiết kế công trình hố móng và lý thuyết áp lực đất.

 

 

 

 

  1. Sách xuất bản
  • Cơ học Đất- Nhà xuất bản Bách khoa - 2020
  • Nền móng - Nhà xuất bản Nông nghiệp -1998
  • Địa kỹ thuật môi trường-Nhà xuất bản Xây dựng-2016
  • Thấm và công trình đất-Nhà xuất bản Xây dựng-2016
  • Địa chất công trình-Nhà xuất bản Xây dựng-2000
  • Thiết kế công trình lưu chứa chất thải­-Nhà xuất bản Xây dựng-2015
  • Cơ học đất cho đất không bão hòa-Nhà xuất bản Giáo dục-1998
  • Sản phẩm địa kỹ thuật, polime và compozit trong xây dựng dân dụng, giao thông, thủy lợi-Nhà xuất bản Xây dựng-2007.
  • Áp lực đất và tường chắn đất-Nhà xuất bản Xây dựng-2009
  • Mô hình trạng thái tới hạn của đất và áp lực đất lên các công trình chắn-Nhà xuất bản xây dựng-2017.
  1. Hợp tác

Bộ môn Địa kỹ thuật có mối quan hệ hợp tác với nhiều đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế.

Trong nước:

- Với các trường đại học: Trường Đại học xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Bách Khoa Đà nẵng, Bách khoa TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Học viện Kỹ thuật quân sự, Đại học Mỏ-Địa chất …

- Với các viện: Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, Viện Địa chất-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện khoa học địa chất và khoáng sản-Bộ Tài nguyên môi trường, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng-Bộ xây dựng, Viện Địa kỹ thuật-Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam…

- Với các công ty: Công ty tư vấn xây dựng thủy lợi 1, công ty tư vấn xây dựng thủy điện

Nước ngoài: Trường Đại học công nghệ Delft Hà Lan, Đại học công nghệ Munich-Đức, Đại học Gunma-Nhật bản, Đại học Kyoto Nhật bản, Đại học Teikyo Heisei Nhật Bản, Đại hoc Thamasat-Thái Lan, Đại học Chiang Mai Thái Lan, Đại học Nanyang –Singapore, Viện Đại học Skatchawan-Canada…

 

  1. Liên hệ

Bộ môn Địa kỹ thuật - Trường Đại học Thủy lợi

Phòng 416 nhà A1

Điện thoại: (+84) -912-723-376

   0   Tổng số:
  Gửi ý kiến phản hồi
169