Bộ môn Công trình giao thông

  1. Giới thiệu chung

Bộ môn Công trình giao thông (CTGT) có 13 cán bộ trong biên chế, hiện có 7 cán bộ đang trực tiếp giảng dạy và 7 cán bộ đang đi làm NCS và tu nghiệp ở nước ngoài. Bộ môn CTGT đảm nhiệm đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng Công trình giao thông (Mã ngành: ) và 2 chuyên ngành trực thuộc:

  • Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình đường bộ và sân bay;
  • Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình cầu và hầm giao thông.
  1. Danh sách giảng viên

TT

Họ và tên

Chức vụ

Địa chỉ email

1

PGS.TS. Ngô Trí Thường

Trưởng Bộ môn

[email protected]

2

PGS.TS. Lương Minh Chính

Phó trưởng Bộ môn

[email protected]

3

TS. Đặng Việt Đức

Giảng viên

[email protected]

4

PGS.TS. Đỗ Thắng

Giảng viên

[email protected]

5

TS. Trần Văn Đăng

Giảng viên

[email protected]

6

TS. Trịnh Đình Toán

Giảng viên

[email protected]

7

TS. Bùi Ngọc Kiên

Giảng viên

[email protected]

8

TS. Bùi Thị Thu Huyền

Giảng viên

[email protected]

9

TS. Nguyễn Thị Ánh Hồng

Giảng viên, Postdoc ở Nhật

[email protected]

10

PGS.TS. Trương Việt Hùng

Phó Chủ tịch Công đoàn Khoa Công trình

[email protected]

  1. Các hướng nghiên cứu
  • Nghiên cứu các giải pháp công trình, thiết bị nhằm khai thác hiệu quả công trình giao thông, nâng cao hiệu quả đầu vào các dự án giao thông;
  • Nghiên cứu các vấn đề xói lở, bồi lắng, an toàn và ổn định chống xói các công trình giao thông;
  • Nghiên cứu khả năng chịu lực của các công trình giao thông;
  • Nghiên cứu động lực học công trình giao thông;
  • Nghiên cứu kết cấu dự ứng lực.
  • Nghiên cứu các kết cấu liên hợp
  • Nghiên cứu các vật liệu bê tông, bê tông nhựa phục vụ giao thông
  • Nghiên cứu ứng dụng quan trắc công trình đảm bảo an toàn và khai thác hiệu quả công trình giao thông
  • Nghiên cứu ứng dụng các kết cấu nhẹ, thân thiện với môi trường trong giao thông
  • Nghiên cứu khác phục ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên công trình giao thông
  1. Danh sách các đề tài nghiên cứu

Các thầy cô của Bộ môn là Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm hoặc thành viên Ban chủ nhiệm của nhiều chương trình trọng điểm về công trình giao thông và các đề tài cấp bộ, cấp cơ sở:

TT

Họ và tên

Tên đề tài nghiên cứu

Cấp đề tài

  TS. Ngô Trí Thường Nghiên cứu tính chất cơ học của vật liệu bê tông tính năng siêu cao gia cố cốt sợi thép chịu tác dụng tải trọng va đập, nổ: Áp dụng cho các công trình quân sự. Đề tài cấp bộ
1 TS. Ngô Trí Thường Ứng dụng công nghệ Nanoindentation trong đánh giá tính chất vật liệu của kết cấu chịu tải trọng động: Áp dụng cho mối hàn thép kết cấu và bê tông tính năng siêu cao. Đề tài cấp bộ
2 TS. Ngô Trí Thường Nghiên cứu khả năng chịu kéo động và khả năng kháng ăn mòn của bê tông tính năng cao gia cường cốt sợi sử dụng trong kết cấu công trình bảo vệ bờ biển Đề tài cấp bộ

3

GS. TS. Vũ Đình Phụng

Sử dụng chất phụ gia Rock gia cố đất trong xây dựng đường

Cấp Cơ sở

4

GS. TS. Vũ Đình Phụng

TS. Ngô Trí Thường

Nghiên cứu sử dụng công nghệ neo đất của Nhật Bản giữa trường Đại học Xây dựng với Công ty Thép Nhật Bản

Cấp Cơ sở

5

GS. TS. Vũ Đình Phụng

Nghiên cứu giải pháp bố trí đường xe đạp trong TP Hà Nội

Cấp Bộ

6

GS. TS. Vũ Đình Phụng

KC.10.06Công nghệ mới trong XD & sửa chữa sân bay

 Đề tài nhánh: “ Khảo sát sự phân bố nhiệt trong tâm BTXD trên mô hình trong phòng TN & ngoài hiện trường ”

Cấp nhà nước

7

GS. TS. Vũ Đình Phụng

TS. Ngô Trí Thường

HD 02/36 – “ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ neo đất gia cố để biển sử dụng làm nền đường ôtô ứng phó với biến đổi khí hậu nước biển dâng BDKH 36”

Cấp nhà nước

8

TS. Lương Minh Chính

Quy trình quản lý và bảo trì cầu Mỹ Thuận

Cấp Bộ

9

TS. Lương Minh Chính

“Nghiên cứu đánh giá các hệ thống quan trắc hiện hành cho cầu dây văng và dây võng tại Việt Nam”, Mã số DT154001 của Bộ GTVT

Cấp Bộ

10

TS. Lương Minh Chính

Mỹ học cầu và ứng dụng đối với cầu vượt thành phố Hà Nội.

Cấp Cơ sở

11

TS. Lương Minh Chính

Nghiên cứu đề xuất xây dựng quy trình kiểm định và quan trắc kết cấu BTCT bằng phương pháp sóng âm thanh – Acoustic emission.

Cấp Cơ sở

 

12

TS. Lương Minh Chính

An toàn đập

Cấp Bộ

  1. Cơ sở vật chất

Phòng thí nghiệm bê tông nhựa đang được Nhà trường tiến hành đầu tư trong năm 2018 để có thể đưa vào phục vụ giảng dạy trọng năm học 2018-2019.

  1. Các môn học phụ trách
    1. Chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình Đường bộ và Sân Bay 

TT

Tên môn học

Nội dung môn học

1

Thiết kế hình học và KSTK Đường ôtô

Môn học này cũng giúp sinh viên nắm được những nội dung cơ bản thiết kế đường cao tốc và nút giao thông.Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thiết kế hình học và khảo sát thiết kế đường ôtô.

2

Đồ án thiết kế hình học công trình đường

Giúp cho sinh viên biết vận dụng một cách có hệ thống và tổng hợp không những kiến thức đã có học để thiết kế hình học cụ thể các phương án tuyến đường, xác định khẩu độ các công trình thoát nước, tính toán khối lượng đào đắp, xác định các chi tiết vận doanh khai thác, tính toán và phân tích hiệu quả kinh tế đầu tư xây dựng đường. Để sinh viên nắm được trình tự cơ bản của các bước thiết kế đương.

3

Thiết kế nền mặt đường

Trang bị cho sinh viên kiến thức tính toán thiết kế kiểm tra nền đường, mặt đường (cứng, mềm) đảm bảo ổn định toàn khối và ổn định theo thời gian.

4

Đồ án Thiết kế nền mặt đường

Trang bị cho sinh viên kiến thức tính toán thiết kế kiểm tra nền đường, mặt đường (cứng, mềm) bảo đảm ổn định toàn khối và ổn định theo thời gian.

5

Xây dựng nền mặt đường

Giới thiệu để sinh viên nắm được các phương pháp tổ chức thi công và kỹ thuật thi công chính trong xây dựng đường ô tô hiện nay.

6

Đồ án xây dựng đường

Trang bị cho sinh viên kiến thức về tổ chức thi công chung và thi công chi tiết hệ thống công trình trên đường. Sinh viên có điều kiện hệ thống các kiến thức về thi công xây dựng để hoàn thành đồ án: Thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo toàn tuyến và thiết kế thi công chi tiết nền mặt đường.

7

Giao thông và đường đô thị

Trang bị cho sinh viên những kiến thức về giao thông đô thị và đường phố trong đô thị.

8

Kinh tế và quản lý khai thác đường

Trang bị cho sinh viên kiến thức về khai thác đường và tổ chức quản lý khai thác đường.

9

Cảng hàng không và Sân bay

Giới thiệu để sinh viên nắm được các cấu tạo cơ bản và nội dung chính trong quy hoạch thiết kế cảng hàng không và sân bay.

10

Đường sắt

Giới thiệu để sinh viên nắm được hệ thống giao thông đường sắt (trong và ngoài đô thị) và nội dung cơ bản quy hoạch và thiết kế công trình trong hệ thống. Thiết kế tuyến và cấu tạo công trình trên tuyến, ngoài ra giúp sinh viên có điều kiện tìm hiểu về kinh tế vận tải đường sắt.

11

Mố trụ cầu

Trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về cấu tạo, thiết kế tính toán mố trụ cầu (chủ yếu là cầu dầm). Các công nghệ chính thi công các loại móng và mố trụ cầu.

  • Biết chọn sơ đồ cấu tạo, kích thước cơ bản của mố trụ phù hợp với sơ đồ bố trí chung của cầu
  • Biết xác định các tổ hợp tải trọng tác dụng lên mố trụ
  • Biết xác định nội lực trong mố, trụ, móng do các tổ hợp tải trọng và kiểm tra theo các quy định của tiêu chuẩn thiết kế
  • Nắm được công nghệ chính thi công các loại móng và mố trụ cầu. Phương pháp tính toán, trình tự thi công, các thiết bị công trình phụ tạm dùng trong các bước thi công.
  • Nắm được nguyên lý chung về thiết kế, tính toán một số thiết bị và công trình phụ tạm thi công chủ yếu.
  • Nắm được những yêu cầu cơ bản về kiểm tra chất lượng và nghiệm thu công trình.

12

Cầu Bê tông cốt thép 1

  • Các kiến thức về vật liệu của cầu bê tông cốt thép.
  • Phân loại cầu bê tông cốt thép.
  • Cấu tạo và kích thước cơ bản các bộ phận của kết cấu nhịp cầu bản, cầu dầm đơn giản dưới tác dụng của các loại tải trọng.
  • Kiến thức cơ bản về thiết kế tính toán cầu BTCT theo tiêu chuẩn TCN 272-05
  • Công nghệ thi công cầu BTCT nhịp giản đơn: Yêu cầu về lựa chọn phương pháp thi công, nguyên lý thiết kế tính toán một số thiết bị, phương tiện thi công

13

Đồ án Thiết kế cầu BTCT 1

  • Phân tích, lựa chọn các phương án kết cấu nhịp vượt sông hợp lý theo các yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế đặt ra, đồng thời phải thoả mãn được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
  • Ứng với phương án cầu được chọn phải biết thiết kế và tính toán cụ thể kết cấu nhịp và giải pháp thi công kết cấu nhịp.

14

Cầu thép 1

  • Các kiến thức cơ bản về cầu thép, bao gồm: đặc điểm và phạm vi ứng dụng của các sơ đồ cầu thép.
  • Vật liệu để làm cầu thép
  • Cấu tạo, kích thước cơ bản của cầu dầm thép và cầu dầm thép bê tông liên hợp
  • Nguyên tắc tính toán thiết kế cầu dầm thép theo tiêu chuẩn thiết kế cầu
  • Công nghệ chế tạo lao lắp cầu dầm thép

15

Thiết kế hầm

  • Nhằm trang bị cho sinh viên ngành cầu đường những kiến thức cơ bản, cốt lõi về lĩnh vực thiết kế và thi công hầm giao thông.
  • Sau khi kết thúc môn học sinh viên phải:
  • Nắm được các nguyên tắc và phương pháp chọn tuyến hầm giao thông.
  • Hiểu được ảnh hưởng của các điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn đối với công trình hầm.
  • Biết cách xác định áp lực đất đá và các loại tải trọng khác tác dụng lên kết cấu vỏ hầm và cửa hầm.
  • Nắm được các dạng kết cấu vỏ hầm giao thông cơ bản, cũng như nguyên tắc thiết kế và tính toán hầm.

16

Thực tập công nhân kỹ thuật

Thông qua thực tập ở hiện trường với tư cách như một công nhân kỹ thuật tham gia trong các đội sản xuất bằng các việc làm thực tế (hoặc tham quan các hạng mục công việc nếu không có điều kiện tham gia) giúp cho sinh viên học tập rèn luyện các nội dung lý thuyết đã được học trong suốt quá trình học.

17

Thực tập tốt nghiệp

 

18

Quy hoạch GTVT và mạng lưới đường

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về quy hoạch phát triển và quy hoạch giao thong vận tải (phương pháp luận, phương pháp thực hiện và trình tự, nội dung thực hiện).

19

Chuyên đề đường

Cung cấp các kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực giao thông đường bộ.

20

Kỹ thuật giao thông

Cung cấp cho sinh viên:

  • lý thuyết cơ bản về dòng xe và các đặc trưng chủ yếu,
  • các cơ sở và các giải pháp tổ chức giao thông.
  • các cơ sở thiết kế và đánh giá an toàn giao thông.
  • thiết bị phục vụ quan trắc, điều khiển giao

21

Tin học ứng dụng đường

Giới thiệu cho sinh viên nội dung tin học hóa trong chuyên ngành đường (vai trò – tiềm năng – cách thức thực hiện). Giúp sinh viên bước đầu tiếp cận với các mô hình tính toán và thuật toán cùng các ngôn ngữ lập trình hiện hành ứng dụng trong thiết kế đường.

Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về các nội dung cần tin học hóa trong chuyên ngành Đường.

Cung cấp cho sinh viên kiến thức thực tế, nội dung và cách sử dụng một số phần mềm thông dụng áp dụng trong quy hoạch thiết kế, phân tích kinh tế, quản lý dự án và khai thác đường.

  1. Chuyên ngành kỹ thuật xây dựng Cầu và hầm giao thông

TT

Tên môn học

Nội dung môn học

1

Cầu Bê tông cốt thép 1

Các kiến thức về vật liệu của cầu bê tông cốt thép.

Phân loại cầu bê tông cốt thép.

Cấu tạo và kích thước cơ bản các bộ phận của kết cấu nhịp cầu bản, cầu dầm đơn giản dưới tác dụng của các loại tải trọng.

Kiến thức cơ bản về thiết kế tính toán cầu BTCT theo tiêu chuẩn TCN 272-05

Công nghệ thi công cầu BTCT nhịp giản đơn: Yêu cầu về lựa chọn phương pháp thi công, nguyên lý thiết kế tính toán một số thiết bị, phương tiện thi công

2

Cầu bê tông cốt thép 2

Biết phân tích các ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng các sơ đồ cầu liên tục, cầu dầm mút thừa, cầu khung, cầu vòm, cầu dây văng và cầu hệ liên hợp.

Lựa chọn sơ đồ, kích thước cơ bản công trình cầu phù hợp theo yêu cầu nhiệm vụ thiết kế.

Nắm vững nguyên lý thiết kế, tính toán theo các công nghệ thi công tương ứng.

Nắm vững nội dung yêu cầu của một số công nghệ thi công cầu BTCT nhịp lớn như công nghệ đúc hẫng, lắp hẫng, đúc đẩy, đúc trên đà giáo. Đồng thời biết lựa chọn công nghệ hợp lý cho từng trường hợp cụ thể.

3

Cầu thép 1

Các kiến thức cơ bản về cầu thép, bao gồm: đặc điểm và phạm vi ứng dụng của các sơ đồ cầu thép.

Vật liệu để làm cầu thép

Cấu tạo, kích thước cơ bản của cầu dầm thép và cầu dầm thép bê tông liên hợp

Nguyên tắc tính toán thiết kế cầu dầm thép theo tiêu chuẩn thiết kế cầu

Công nghệ chế tạo lao lắp cầu dầm thép

4

Cầu thép 2

  • Các kiến thức cơ bản về thiết kế tính toán cầu giàn, cầu vòm, cầu treo và hệ liên hợp.
  • Công nghệ thi công cầu giàn thép và một số hệ cầu dạng đặc biệt như cầu vòm, cầu dây văng và cầu treo

5

Mố trụ cầu

Trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về cấu tạo, thiết kế tính toán mố trụ cầu (chủ yếu là cầu dầm). Các công nghệ chính thi công các loại móng và mố trụ cầu.

            Biết chọn sơ đồ cấu tạo, kích thước cơ bản của mố trụ phù hợp với sơ đồ bố trí chung của cầu

            Biết xác định các tổ hợp tải trọng tác dụng lên mố trụ

            Biết xác định nội lực trong mố, trụ, móng do các tổ hợp tải trọng và kiểm tra theo các quy định của tiêu chuẩn thiết kế

            Nắm được công nghệ chính thi công các loại móng và mố trụ cầu. Phương pháp tính toán, trình tự thi công, các thiết bị công trình phụ tạm dùng trong các bước thi công.

            Nắm được nguyên lý chung về thiết kế, tính toán một số thiết bị và công trình phụ tạm thi công chủ yếu.

            Nắm được những yêu cầu cơ bản về kiểm tra chất lượng và nghiệm thu công trình.

6

Khai thác và kiểm định cầu

Trang bị cho sinh viên những khái niệm, kiến thức cơ bản cơ bản về khai thác, bảo quản và tu sửa cầu. Công tác kiểm định và gia cố các cầu cũ thuộc các loại khác nhau.

Nắm được nội dung công tác bảo quản, tu sửa cầu. Biết cách tổ chức kiểm định và đề xuất các biện pháp gia cố cầu thích hợp.

7

Thiết kế và xây dựng hầm

Nhằm trang bị cho sinh viên ngành cầu đường những kiến thức cơ bản, cốt lõi về lĩnh vực thiết kế và thi công hầm giao thông.

Sau khi kết thúc môn học sinh viên phải:

Nắm được các nguyên tắc và phương pháp chọn tuyến hầm giao thông.

Hiểu được ảnh hưởng của các điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn đối với công trình hầm.

Biết cách xác định áp lực đất đá và các loại tải trọng khác tác dụng lên kết cấu vỏ hầm và cửa hầm.

Nắm được các dạng kết cấu vỏ hầm giao thông cơ bản, cũng như nguyên tắc thiết kế và tính toán hầm.

Nắm vững được các công đoạn thi công, cũng như những nguyên tắc trong tổ chức thi công hầm.

Nắm được các phương pháp thi công hầm, biết lựa chọn phương pháp, công nghệ, trình tự và thiết bị thi công hầm thích hợp với các điều kiện địa chất khác nhau.

8

Đồ án thiết kế cầu BTCT

Phân tích, lựa chọn các phương án kết cấu nhịp vượt sông hợp lý theo các yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế đặt ra, đồng thời phải thoả mãn được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

Ứng với phương án cầu được chọn phải biết thiết kế và tính toán cụ thể kết cấu nhịp và giải pháp thi công kết cấu nhịp.

9

Đồ án thiết kế cầu thép

Đề xuất phương án và lựa chọn hình thức cấu tạo hơp lí kết cấu nhịp cầu dầm thép theo các yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế đặt ra.

Phân tích sự làm việc, tính toán nội lực và kiểm tra các bộ phận chịu lực theo các điều kiện đảm bảo độ bền, độ cứng cũng như ổn định.

Lựa chọn biện pháp thi công kết cấu nhịp cầu thép

Hoàn thành một khối lượng tính toán và thiết kế do đầu đề đặt ra thể hiện trong thuyết minh, hoàn thành một bản vẽ chi tiết các cấu tạo đã tính toán, thiết kế.

10

Xây dựng cầu

Nắm được các giải pháp kỹ thuật thi công các hạng mục công trình từ móng, mố, trụ cầu đến kết cấu nhịp trong tổng thể toàn bộ công trình cầu.

Biết phân tích lựa chọn các giải pháp kỹ thuật thi công hợp lý. Biết lựa chọn, tính toán và thiết kế các công trình phụ và thiết bị trong các giải pháp thi công cụ thể vừa phù hợp với thực tế nước ta đồng thời nắm được các kỹ thuật và thiết bị hiện đại trên thế giới.

11

Thiết kế hình học và khảo sát đường ôtô

Môn học này cũng giúp sinh viên nắm được những nội dung cơ bản thiết kế đường cao tốc và nút giao thông.Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thiết kế hình học và khảo sát thiết kế đường ôtô.

12

Thiết kế nền mặt đường

Trang bị cho sinh viên kiến thức tính toán thiết kế kiểm tra nền đường, mặt đường (cứng, mềm) đảm bảo ổn định toàn khối và ổn định theo thời gian.

13

Xây dựng nền mặt đường

Giới thiệu để sinh viên nắm được các phương pháp tổ chức thi công và kỹ thuật thi công chính trong xây dựng đường ô tô hiện nay.

14

Cảng hàng không và sân bay

Giới thiệu để sinh viên nắm được các cấu tạo cơ bản và nội dung chính trong quy hoạch thiết kế cảng hàng không và sân bay.

15

Thực tập công nhân kỹ thuật

Thông qua thực tập ở hiện trường với tư cách như một công nhân kỹ thuật tham gia trong các đội sản xuất bằng các việc làm thực tế (hoặc tham quan các hạng mục công việc nếu không có điều kiện tham gia) giúp cho sinh viên học tập rèn luyện các nội dung lý thuyết đã được học trong suốt quá trình học.

16

Thực tập tốt nghiệp

 

17

Giao thông và đường đô thị

Trang bị cho sinh viên những kiến thức về giao thông đô thị và đường phố trong đô thị.

18

Tin học ứng dụng cầu

Môn học Tin học ứng dụng cầu cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản trong việc ứng dụng các phần mềm để tính toán kết cấu cầu. Hướng dẫn cho sinh viên biết sử dụng một số phần mềm tính toán kết cấu, biết cách mô hình hóa và sử lý số liệu trong bài toán thiết kế cầu

19

Chuyên đề cầu

Cung cấp các kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực cầu hầm.

20

Đường sắt

Giới thiệu để sinh viên nắm được hệ thống giao thông đường sắt (trong và ngoài đô thị) và nội dung cơ bản quy hoạch và thiết kế công trình trong hệ thống. Thiết kế tuyến và cấu tạo công trình trên tuyến, ngoài ra giúp sinh viên có điều kiện tìm hiểu về kinh tế vận tải đường sắt.

 

 

  1. Sách và giáo trình

TT

Tên sách

Năm XB

Nhà XB

1

Đất Xây dựng _ Địa chất công trình và kỹ thuật cải tạo đất trong XD

PGS-TS Nguyễn Ngọc Bích (Chủ biên), PGS-TS Vũ Đình Phụng, Ths Lê Thị Thanh Bình

XB 2001

Tái bản2010

Xây Dựng

2

Quy hoạch – Thiết kế và khảo sát sân bay

XB 2003

Tái bản2010

Xây Dựng

3

Công nghệ và vật liệu mới trong XD đường tập 1

XB 2005

Tái bản2013

Xây Dựng

4

Sổ tay thiếtkế đường ô tô tập IIGS.TSKH Nguyễn Xuân Trục , GS-TS Dương Học Hải, GS-TS Vũ Đình Phụng

XB 2010

Xây Dựng

 

5

Giáo trình đào tạo TVGS cho các công trình XD

XB 1998

Tái bản2008, 2014

Viện khoa học Kỹ thuật GTVTBộ GTVT

 

  1. Hợp tác

Bộ môn Công trình giao thông có mối quan hệ hợp tác với nhiều đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế.

Trong nước:

Với các trường đại học: Trường Đại học xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM, Trường Đại học giao thông vận tải, Trường đại học Công nghệ giao thông vận tải, Trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng, …

Với các viện: Viện Khoa học công nghệ giao thông vận tải (ITST), Viện khoa học địa chất và khoáng sản, …

Với các công ty: TEDI, VEC, CHODAI, CIENCO 4, THĂNG LONG …

Nước ngoài: JICA, Trường Đại học Bách Khoa Kielce (Ba Lan), Trường Đại học Bách Khoa Cracow (Ba Lan)…

  1. Liên hệ

Bộ môn Công trình giao thôngTrường Đại học Thủy lợi

Phòng 422 nhà A1, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) (024) 35643084

E-mail: [email protected]