- Giới thiệu chung
Bộ môn Công trình Biển và đường thủy có 12 cán bộ làm việc về đào tạo, nghiên cứu, tư vấn nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến kỹ thuật công trình cảng, công trình cửa sông, ngoài khơi và bờ biển, công trình đường thủy, phát triển vùng đồng bằng, công trình phòng lũ, các vấn đề liên quan đến thủy hải văn, động lực, hình thái sông và bờ biển.
Các cán bộ của bộ môn có chuyên môn cao, được đào tạo trình độ ThS và TS chuyên ngành tại các nước tiên tiến như: Hà Lan, Ý, Nhật, Úc, Nga…;tham gia chủ trì thiết kế nhiều công trình và chủ nhiệm nhiều đề tài trọng điểm trong lĩnh vực liên quan như công trình thuỷ, đê, đập, kè biển, công trình bảo vệ bờ biển, cửa sông và hải đảo… ; tham gia tham mưu khoa học cho các Bộ, Ngành như Bộ NN & PTNT, Bộ TN & MT, Bộ KHCN, Bộ Công Thương và các tỉnh trên cả nước.
• Đào tạo kỹ sư các chuyên ngành
+ Công trình Cảng - Đường thủy
+ Kỹ thuật xây dựng công trình biển
• Đào tạo ngắn hạn để nâng cao kiến thức kỹ thuật biển, quản lý công trình và tài nguyên biển cho các cơ quan trung ương và địa phương.
• Thực hiện các đề tài nghiên cứu, các dự án thuộc lĩnh vực kỹ thuật và quản lý biển, đảo và đới bờ và các lĩnh vực khác liên quan.
• Cập nhật và phổ biến các thông tin, kiến thức mới trong lĩnh vực kỹ thuật bờ biển, kỹ thuật biển, quản lý môi trường biển.
Đào tạo trên đại học:
Bao gồm chương trình thạc sĩ kỹ thuật 1,5 năm với 2 chuyên ngành theo hệ chính quy:
• Kỹ thuật Xây dựng Công trình Biển.
• Quản lý Tổng hợp Vùng bờ.
Chương trình đào tạo Thạc sỹ bằng tiếng Anh chuyên ngành Kỹ thuật Biển và Quản lý tổng hợp vùng bờ do dự án NICHE của Hà Lan tài trợ đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và bắt đầu tuyển sinh vào tháng 3/2014
- Danh sách giảng viên
- Các hướng nghiên cứu
- Nghiên cứu kỹ thuật chung trong xây dựng nói chung như: Khảo sát, lập quy hoạch, lập dự án đầu tư, thiết kế xây dựng công trình, thi công, giám sát thi công và quản lý, khai thác công trình.
- Nghiên cứu thiết kế, thi công, quản lý và vận hành các công trìnhchuyên ngành cảng đường thủy như:
- Công trình bến cảng.
- Công trình bảo vệ cảng & đập chắn sóng.
- Công trình chỉnh trị tuyến luồng & ổn định đường bờ
- Luồng chạy tàu ngoài khơi
- Công trình thủy công trong nhà máy đóng tàu.
- Công trình đường thủy trên sông, biển.
- Hệ thống đảm bảo an toàn đường thủy
- An toàn công trình (hồ đập, đê điều và công trình thủy),
- Rủi ro lũ lụt và rủi ro thiên tai.
- Danh sách các đề tài nghiên cứu
Các thầy cô của Bộ môn là Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm hoặc thành viên Ban chủ nhiệm của nhiều chương trình trọng điểm về thiết kế, nghiên cứu công trình thủy, đê, đập, kè biển, công trình bảo vệ bờ biển, cửa sông và hải đảo, công trình đê - kè sông, các công trình đường thủy.
TT
|
Họ và tên
|
Tên đề tài nghiên cứu
|
Cấp đề tài
|
1
|
PGS.TS. Mai Văn Công
|
Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng trong điều kiện thiên tai bất thường vùng duyên hải Miền Trung
|
Cấp Bộ
|
2
|
PGS.TS. Mai Văn Công
|
Đề tài: Đánh giá thực trạng hệ thống đê sông Hồng, sông Thái Bình để thực hiện phân cấp đê và đề xuất giải pháp củng cố nâng cấp phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, thuộc kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê điều năm 2012
|
Cấp Bộ
|
3
|
PGS.TS. Mai Văn Công
|
Đề tài: Tích hợp dữ liệu phục vụ quản lý tổng hợp lũ và xây dựng khung quản lý tổng hợp nguồn nước miền Trung Việt Nam
|
Cấp Bộ
|
4
|
TS. Phạm Thu Hương
|
Đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp ổn định các cửa sông ven biển miền Trung
|
Cấp Nhà nước
|
5
|
TS. Phạm Thu Hương
|
Đề tài: Chương trình nghiên cứu xây dựng đê biển Việt Nam. Giai đoạn 1 từ Quảng Ninh-Quảng Nam
|
Cấp Bộ
|
6
|
TS. Phạm Thu Hương
|
Đề tài: Chương trình KHCN phục vụ xây dựng đê biển và công trình thủy lợi vùng cửa sông ven biển, đoạn từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang
|
Cấp Bộ
|
7
|
TS. Phạm Thu Hương
|
Đề tài: Nghiên cứu diễn biến hình thái và đề xuất giải pháp chỉnh trị cửa Đà Rằng, tỉnh Phú Yên
|
Cấp Cơ sở
|
8
|
TS. Phạm Thu Hương
|
Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng đê biển an toàn cao theo hướng thân thiện với môi trườngsinh thái
|
Cấp Bộ
|
9
|
TS. Phạm Thu Hương
|
Đề tài: Nghiên cứu áp dụng giải pháp nuôi bãi nhân tạo cho các đoạn bờ biển bị xói lở ở khu vực miền Trung Việt Nam, Mã số KC.08.TN03/11-15
|
Cấp Nhà nước
|
10
|
TS. Phạm Thu Hương
|
Đề tài: Nghiên cứu đề xuất công nghệ quan trắc, đo đạc diễn biến theo mùa cho các cửa sông khu vực Miền Trung Việt Nam . Mã số: KC08.TN04/11-15
|
Cấp Nhà nước
|
11
|
TS. Phạm Thu Hương
|
Đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu dung chung phục vụ cho ngành Thủy lợi”
|
Cấp bộ
|
12
|
TS. Phạm Thu Hương
|
Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất các tiêu chuẩn thiết kế lũ, đê biển trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam và giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại” mã số BĐKH61/11-15
|
Cấp nhà nước
|
13
|
TS. Phạm Thu Hương
|
Đề tài: Nghiên cứu khả năng hóa lỏng của đê đập vật liệu địa phương chịu tải trọng động đất và giải pháp ổn định công trình, mã số KC08.23/11-15
|
Cấp nhà nước
|
14
|
TS. Lê Tuấn Hải
|
Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất mặt cắt ngang đê biển hợp lý và phù hợp với điều kiện từng vùng từ Quảng Ninh đến Quảng Nam.
|
Cấp bộ
|
15
|
TS. Lê Tuấn Hải
|
Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất các tiêu chuẩn thiết kế lũ, đê biển trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam và giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại
|
Cấp nhà nước
|
16
|
TS. Lê Tuấn Hải
|
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp tôn tạo và chống xói lở đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa.
|
Cấp nhà nước
|
- Cơ sở vật chất
Bộ môn cùng với các bộ môn khác trong khoa được trang bị hệ thống trang thiết bị thí nghiệm, thực hành và phục vụ nghiên cứu hiện đại: Máng sóng 2D, Phòng thí nghiệm Vật liệu Xây dựng, Sức bền Cơ kết cấu, Địa kỹ thuật etc...
Văn phòng BM tại Phòng 417 Nhà A1
- Các môn học
TT
|
Tên môn học
|
Nội dung môn học
|
1
|
Cơ sở thiết kế công trình cảng, đường thủy
|
Khái quát về hệ thống cảng biển, đường thủy nội địa của Việt Nam và trên thế giới. Cung cấp các kiến thức cụ thể về các yếu tổ thủy hải văn và các quá trình biến đổi các thành phần sóng, mực nước và dòng chảy sông, biển cũng như vùng cửa sông ven biển bao gồm: thuỷ triều, mực nước cực trị (sóng thần, nước dâng do bão), động lực học dòng chảy sông, dòng chảy biển, dòng chảy ven bờ, nguyên lý của các quá trình thuỷ động lực học trong vùng cửa sông ven biển, tương tác của các yếu tố trên đến ổn định lòng sông, đường bờ, vùng ven bờ và công trình cảng, đường thủy.
|
2
|
Đồ án cơ sở thiết kế công trình cảng, đường thủy
|
Vận dụng kiến thức để tính toán các yếu tố thủy hải văn và các quá trình biến đổi các thành phần sóng, mực nước và dòng chảy sông, biển cũng như vùng cửa sông ven biển bao gồm: thuỷ triều, mực nước cực trị (sóng thần, nước dâng do bão), động lực học dòng chảy sông, dòng chảy biển, dòng chảy ven bờ, nguyên lý của các quá trình thuỷ động lực học trong vùng cửa sông ven biển, tương tác của các yếu tố trên đến ổn định lòng sông, đường bờ, vùng ven bờ và công trình cảng, đường thủy.
|
3
|
Công trình đường thủy
|
Tổng kết và trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản về đặc điểm, cấu tạo và cách tính toán các công trình chỉnh trị trong giao thông vận tải thủy nội địa.
|
4
|
Đồ án công trình đường thủy
|
Rèn luyện kỹ năng tính toán và lập bản vẽ thiết kế cho một dạng công trình đường thủy thiết yếu nhất là Âu tầu
|
5
|
Quy hoạch cảng
|
Xác định quy mô cảng khi có dự báo về luồng hàng, chủng loại tầu và có thể lập thiết kế qui hoạch cảng biển và cửa sông hoặc có thể lập dự án đầu tư xây dựng cảng bao gồm các thành phần chính của cảng như: Khu nước, khu đất, hệ thống giao thông hậu cần, kho, bến, bãi, đường vận chuyển nội bộ cảng và nối với bên ngoài
|
6
|
Đồ án quy hoạch cảng
|
Trang bị cho học viên những kiến thức, tư duy và kỹ năng sâu hơn, cụ thể hơn về Quy hoạch Cảng dựa trên việc sử dụng tiêu chuẩn ngành, sách và tài liệu hiện hành: xác định quy mô cảng khi có dự báo về luồng hàng, chủng loại tầu, lập thiết kế qui hoạch cảng sông và cửa sông hoặc lập dự án đầu tư xây dựng cảng bao gồm các thành phần chính của cảng như: Khu nước, khu đất, hệ thống giao thông hậu cần, kho, bến, bãi, đường vận chuyển nội bộ cảng và nối với bên ngoài.
|
7
|
Thực tập hướng nghiệp công trình cảng, đường thủy
|
Trang bị cho học viên những kiến thức thực tế về Công trình cảng, đường thủy về quy mô cảng , chủng loại tầu, qui hoạch cảng sông và cửa sông bao gồm các thành phần chính của cảng như: Khu nước, khu đất, hệ thống giao thông hậu cần, kho, bến, bãi, đường vận chuyển nội bộ cảng và nối với bên ngoài
|
8
|
Công trình bảo vệ cảng và đập phá sóng
|
Môn học bao gồm 02 phần chính: (1) Tải trọng tác động lên công trình và tương tác giữa tải trọng và công trình bảo vệ cảng, đập phá sóng và (2) Các giải pháp thiết kế đập phá sóng và công trình bảo vệ cảng
|
9
|
Công trình bến cảng
|
Cung cấp khái niệm, cấu tạo và cách thức tính toán các dạng công trình bến thông dụng
|
10
|
Đồ án công trình bến cảng
|
Rèn luyện kỹ năng tính toán và lập bản vẽ thiết kế cho 3 dạng công trình bến thông dụng bao gồm: bến cầu tầu; bến trọng lực và bến tường cừ
|
11
|
Công trình chỉnh trị luồng tàu và ổn định đường bờ
|
Cung cấp cho người học khái niệm, kiến thức về giao thông thủy và cách thức tính toán các dạng công trình chỉnh trị ổn định luồng tàu, ổn định đường bờ
|
12
|
Đồ án Công trình chỉnh trị luồng tàu và ổn định đường bờ
|
Rèn luyện kỹ năng tính toán và lập bản vẽ thiết kế các dạng công trình chỉnh trị ổn định luồng tàu, ổn định đường bờ
|
13
|
Thực tập tốt nghiệp chuyên ngành công trình cảng, đường thủy
|
Tham quan công trình thực tế
|
14
|
Cơ sở thiết kế theo độ tin cậy trong kỹ thuật xây dựng
|
Giới thiệu phương pháp thiết kế hiện đại sử dụng lý thuyết độ tin cậy, lý thuyết phân tích rủi ro và xác suất thống kê. Đưa ra cách tiếp cận tổng thể trong thiết kế công trình nói chung, đặc biệt là trong thiết kế các công trình thuỷ lợi, công trình bờ biển và các công trình phòng chống lũ.
|
15
|
Công trình thủy công trong xưởng đóng tàu
|
Tổng kết và trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản về đặc điểm, cấu tạo và cách tính toán một số công trình thủy công tiêu biểu trong nhà máy đóng tầu như: đà tầu; triền tầu; ụ tầu; công trình nâng tầu
|
16
|
Hệ Thống Đảm Bảo An Toàn Đường Thủy
|
Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về các quy định liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ đối với kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông, vận tải đường thuỷ
|
- Sách xuất bản
- Cơ sở thiết kế công trình cảng đường thủy (đã thẩm định);
- Hợp tác
Bộ môn Công trình Cảng đường thủy có quan hệ liên kết chặt chẽ với các trường đại học kỹ thuật hàng đầu trên thế giới và các công ty/ tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực Cảng - Đường tại Hà Lan, Bỉ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Úc và Hàn Quốc … , các công ty nước ngoài tại Việt Nam như: Royal HaskoningDHV, Witteveen+Bos, Boskalis (Hà Lan), Hakkou Company, Nikken Kogaku (Nhật Bản), DSI Company (Mỹ), POSCO EC (Hàn Quốc) …
Hợp tác với các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực: Xây dựng; Giao thông; Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn; Kế hoạch & Đầu tư; Công trình biển & Dầu khí; và các ngành, lĩnh vực kinh tế khác;các công ty tư vấn thiết kế, thi công xây dựng, giám sát xây dựng công trình cảng và công trình giao thông thủy. Tiêu biểu như: Công ty CP TVTK Cảng Kỹ thuật biển(PORTCOAST), Công ty CP TVXD Công trình thủy – bộ (SUDEWAT), Tổng Công ty TVTK Dầu Khí (PVE), Các tổng công ty – tập đoàn: Lũng Lô; Lilama, Sông Đà, Vinaconex…
- Liên hệ
Bộ môn Công trình Biển và đường thủy - Trường Đại học Thủy lợi
Phòng 417 nhà A1
Điện thoại: (+84) 0913.229.895
E-mail: [email protected]