Bộ môn Vật liệu xây dựng

  1. Giới thiệu chung

Bộ môn Vật liệu Xây dựng hiện có 7 cán bộ trong biên chế tại cơ sở Hà Nội, 1 cán bộ kiêm nhiệm tại Phân hiệu (Thành phố Hồ Chí Minh).

Danh sách giảng viên và cộng tác viên

TT

Họ và tên

Chức vụ

Địa chỉ email

1

PGS.TS. Vũ Quốc Vương

Trưởng Bộ môn

vuongvlxd@tlu.edu.vn

2

TS. Nguyễn Thị Thu Hương

Phó trưởng Bộ môn

huongvlxd@tlu.edu.vn

3

PGS.TS. Nguyễn Quang Phú

Giảng viên cao cấp

phuvlxd@tlu.edu.vn

4

TS. Ngô Thị Ngọc Vân

Giảng viên

vanntn@tlu.edu.vn

5

TS. Nguyễn Việt Đức

Giảng viên

ducnv@tlu.edu.vn

6

TS. Hoàng Quốc Gia

Giảng viên

hoang.quocgia@tlu.edu.vn

7

ThS. Tạ Duy Long

Giảng viên

longtd@tlu.edu.vn

 

  1. Các hướng nghiên cứu

- Nghiên cứu các giải pháp nâng cao độ bền cho bê tông ứng dụng cho các công trình biển;

- Nghiên cứu sử dụng các loại phụ gia khoáng để sản xuất bê tông ứng dụng cho các công trình xây dựng có yêu cầu cường độ và độ bền cao;

- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển các loại phụ gia hóa học thế hệ mới;

- Nghiên cứu chế tạo bê tông cốt sợi cường độ siêu cao;

- Nghiên cứu về bê tông tự lèn tính năng cao;

- Nghiên cứu sử dụng cát mặn cho bê tông công trình thủy lợi;

- Nghiên cứu chế tạo bê tông nhựa nguội;

- Nghiên cứu các vật liệu mới thông minh để sửa chữa nâng cấp công trình;

- Nghiên cứu giải pháp chống thấm cho các công trình hầm đường bộ, công trình dân dụng và công trình thủy lợi;

- Nghiên cứu nâng cao chất lượng gạch không nung;

- Nghiên cứu vật liệu xây dựng sử dụng tro, xỉ, thạch cao.

- Nghiên cứu chế tạo vật liệu hoàn thiện như: sơn gốc xi măng, vữa xây trát dùng cho gạch không nung, …

 

  1. Danh sách các đề tài nghiên cứu

Các thầy cô của Bộ môn là Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm hoặc thành viên Ban chủ nhiệm của nhiều chương trình trọng điểm trong lĩnh vực vật liệu ứng dụng cho các lĩnh vực công trình:

TT

Họ và tên

Tên đề tài nghiên cứu

Cấp đề tài

1

PGS.TS Vũ Quốc Vương

Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ đảm bảo sự ổn định và độ bền của đê biển hiện có trong trường hợp sóng, triều cường tràn qua đê

Cấp Nhà nước

(2006-2010)

2

 

PGS.TS Vũ Quốc Vương

Áp dụng sáng chế số 5874 để thiết kế công trình bảo vệ bờ trên nền đất mềm yếu khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Mã số CT68/XL-03/2008-2009/TW

Cấp Nhà nước

(2008-2010)

3

PGS.TS Vũ Quốc Vương

Hoàn thành công nghệ chế tạo và thi công bê tông tự lèn trong xây dựng công trình thủy lợi

Cấp Bộ

(2009-2011)

4

PGS.TS Vũ Quốc Vương

PGS.TS Nguyễn Quang Phú

TS. Nguyễn Thị Thu Hương

Nghiên cứu hoàn thiện cơ sở khoa học và công nghệ mới gia cố đê biển bằng phương pháp neo đất, sử dụng phụ gia consolid, gia cố mái đê và chống xói mòn lớp bảo vệ mái

Cấp Nhà nước

(2011-2015)

5

TS. Nguyễn Đình Trinh

NCS.ThS. Ngô Thị Ngọc Vân

Nghiên cứu khả năng hóa lỏng của đê đập bằng vật liệu địa phương chịu tải trọng động đất và giải pháp ổn định công trình

Cấp Nhà nước

(2011-2015)

6

TS. Nguyễn Thị Thu Hương

 

Nghiên cứu giải pháp giảm nứt cho kết cấu bê tông để tăng khả năng chống xâm thực, ăn mòn cho bê tông công trình bảo vệ bờ

Cấp Cơ sở

(2013)

7

PGS.TS. Nguyễn Quang Phú

Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao khả năng chống thấm cho bê tông tự lèn (SCC) thi công các công trình Thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long

 

Cấp Cơ sở

(2015)

8

TS. Hoàng Quốc Gia

Nghiên cứu tính chất cát biển ở một số vùng biển tại Việt nam và tính khả thi khi sử dụng cát biển làm cốt liệu cho bê tông xi măng

Cấp Cơ sở

(2018)

9

PGS.TS. Vũ Quốc Vương

Nghiên cứu sử dụng cát nhân tạo cho các công trình nhà cao tầng

Đề tài doanh nghiệp đặt hàng

(2019)

10

TS. Nguyễn Việt Đức

Nghiên cứu sử dụng bê tông hạt mịn cốt sợi phi kim làm lớp chống ăn mòn cho cấu kiện vỏ mỏng của thảm bê tông bảo vệ mái bờ biển

Cấp Cơ sở

(2020)

11

TS. Nguyễn Việt Đức

Đặc tính cơ học thực nghiệm và mô hình dự báo phần tử hữu hạn của dầm liên hợp gỗ bê tông chế tạo từ gỗ địa phương chịu tải trọng đơn điệu và chu kỳ

Đề tài Nafosted

(Tham gia, đang thực hiện)

  1. Cơ sở vật chất

Bộ môn Vật liệu xây dựng có phòng thí nghiệm đạt chuẩn và được Bộ Xây dựng cấp chứng nhận LAS XD-381 đủ chức năng để thí nghiệm kiểm định các chỉ tiêu vật liệu, kết cấu và địa kỹ thuật.

Ngoài cơ sở ở 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội thì phòng TN VLXD còn một cơ sở dưới Hưng Yên, cũng được trang bị đầy đủ các thiết bị.

Hàng năm Phòng TN đã tiến hành hướng dẫn hàng nghìn lượt SV thí nghiệm các bài thí nghiệm, hỗ trợ hàng chục học viên cao học làm luận văn, cũng như hỗ trợ cho một số nhóm đề tài khoa học, các đề tài phục vụ sản xuất cũng như hướng dẫn hàng chục nhóm SV nghiên cứu khoa học.

  1. Các môn học

TT

Tên môn học

Nội dung môn học

1

Vật liệu Xây dựng

  • Phần lý thuyết: Giới thiệu chung; Những tính chất cơ bản của Vật liệu xây dựng; Cốt liệu; Chất kết dính Xi măng và phụ gia khoáng; Bê tông xi măng.
  • Thí nghiệm:

Bài 1: Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu;

Bài 2: Cốt liệu và xi măng dùng cho bê tông; Bài 3: Thiết kế thành phần và thí nghiệm bê tông xi măng

2

Vật liệu biển

  • Phần lý thuyết: Giới thiệu chung; Khái niệm về ăn mòn VLXD; Ăn mòn và ăn mòn bê tông và bê tông cốt thép trong môi trường biển; Các giải pháp bảo vệ kết cấu bê tông và bê tông cốt thép chống ăn mòn; Biện pháp sửa chữa và bảo vệ công trình bê tông, bê tông cốt thép bị hư hỏng do ăn mòn.
  • Phần thí nghiệm: Thí nghiệm xác định độ thâm nhập của ion Cl- vào kết cấu BTCT.

3

Vật liệu xây dựng hiện đại (cho XDDD và CN)

  • Nắm vững nội dung, hiểu biết về phụ gia dùng cho bê tông & vữa, các loại bê tông cường độ cao, bê tông tính năng cao, bê tông tự lèn, vật liệu mới trong xây dựng hiện đại.

4

Vật liệu xây dựng nâng cao (cho cao học ngành Công trình thủy)

  • Nắm vững nội dung, hiểu biết về phụ gia dùng cho bê tông & vữa, các loại bê tông cường độ cao, bê tông tính năng cao, bê tông tự lèn, bê tông đầm lăn.
  1. Sách xuất bản

- Giáo trình Vật liệu xây dựng, Trường Đại học Thuỷ Lợi;

- Giáo trình Vật liệu xây dựng đại cương (Dịch từ: Basic Construction Materials);

- Vật liệu Xây dựng nâng cao, tập 1

- Công nghệ Bê tông tự lèn

 

  1. Hợp tác

Bộ môn Vật liệu Xây dựng có mối quan hệ hợp tác với nhiều đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế.

* Trong nước:

- Với các Trường đại học: Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Giao thông vận tải, Đại học Kiến trúc; Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải; Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Bách khoa Đà Nẵng; Đại học Xây dựng Miền Tây.

- Với các Viện nghiên cứu: Viện Khoa học thủy lợi, Viện vật liệu xây dựng, Viện khoa học công nghệ xây dựng, Viện công nghệ GSF

- Với các hiệp hội: Hội vật liệu xây dựng, Hội bê tông, Hội thủy lợi, Hội đập lớn; Hội cầu đường-Tổng cục đường bộ Việt nam.

- Với các công ty: Công ty Busadco, Công ty cổ phần cốt sợi Polyme Việt Nam, Công ty cổ phần Elsamex Việt Nam, Tập đoàn GFS, Tập đoàn Fecon, nhà máy gạch Khang Minh, Nhà máy xi măng Bút Sơn, ...

* Nước ngoài:  Viện khoa học công nghệ Giang Tô – Trung Quốc, Trường đại học Thượng Hải – Trung Quốc; Trường đại học Hohai – Trung Quốc, Tổ chức hợp tác quốc tế CHLB Đức (GIZ), Ủy hội bê tông Châu Á (ACF), …

 

  1. Liên hệ

Bộ môn Vật liệu Xây dựng - Trường Đại học Thủy lợi

Phòng 408 nhà A1

Điện thoại: (+84) (024) 35636458

E-mail: g.vatlieuxaydung@tlu.edu.vn

   0   Tổng số:
  Gửi ý kiến phản hồi
812